Liên bang Nga đang phát triển hệ thống tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), giúp bầy thiết bị bay không người lái (UAV) điều khiển bằng cáp quang hoạt động như một thực thể duy nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, lực lượng vũ trang Đức và đồng minh châu Âu nhận thấy một lỗ hổng nghiêm trọng trong khả năng triển khai vũ khí tấn công chính xác tầm xa.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, sáng 10/2, Ấn Độ đã khai mạc Triển lãm hàng không vũ trụ (Aero India 2025) lớn nhất châu Á tại căn cứ không quân Yelahanka ở thành phố Bengaluru, bang miền Nam Karnataka.
Iran sẽ sớm công bố tên lửa hành trình siêu vượt âm do nước này tự phát triển, đạt tầm bắn 2.000 km.
Ngày 10/2, Lục quân Hàn Quốc cho biết quân đội nước này và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật phối hợp quy mô lớn tại một thao trường gần biên giới liên Triều nhằm nâng cao khả năng tác chiến chung.
Ngày 9/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố sáng kiến mang tên “Phòng tuyến thiết bị không người lái” (Drone Line), đánh dấu một giai đoạn mới trong việc tích hợp hệ thống không người lái (UAS) vào chiến lược phòng thủ của đất nước.
Quan hệ hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đang bước sang một giai đoạn mới với thỏa thuận chiến lược nhằm tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm, loại đạn chủ lực của các lực lượng vũ trang phương Tây.
Bộ Kinh tế Đức công bố số liệu ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz đã tăng hơn 60% so với nhiệm kỳ cuối cùng của người tiền nhiệm Angela Merkel.
Việc đạt tốc độ trên 200 km/h giúp thiết bị bay không người lái (UAV) STING của Ukraine có lợi thế đặc biệt trong trong bối cảnh chiến tranh hiện đại, đặc biệt là khi Liên bang Nga sử dụng UAV Shahed-136 để tấn công.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 7/2 khẳng định Tổng thống Donald Trump hoàn toàn ủng hộ hiệp ước AUKUS – thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ, Anh và Australia. Tuyên bố được đưa ra ngay sau khi Australia xác nhận khoản thanh toán đầu tiên trị giá 500 triệu USD cho chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân theo hiệp ước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/2 thông báo phê duyệt việc bán bom, tên lửa và thiết bị liên quan trị giá hơn 7,4 tỷ USD cho Israel, nước đã sử dụng vũ khí sản xuất tại Mỹ trong cuộc xung đột với phong trào Hồi giáo Hamas ở dải Gaza thời gian qua.
Sáng 7/2, Đoàn kiểm tra của Quân chủng Hải quân do Đại tá Nguyễn Văn Bách, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Hải quân làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến sĩ mới năm 2025 tại Vùng 4 Hải quân.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga công bố đoạn video ghi lại cảnh một đội trinh sát đánh chặn thành công một xuồng không người lái cảm tử của Ukraine.
Việc Nga khởi động lò phản ứng hạt nhân trên tầu Đô đốc Nakhimov vào cuối năm 2024 có thể được xem như một tín hiệu quan trọng về tham vọng hải quân của nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 6/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Pete Hegseth, trong đó hai bên đã trao đổi về những tiến triển trong hợp tác quốc phòng song phương đồng thời khẳng định quyết tâm tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
Sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm hàng nghìn đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên, dưới áp lực từ Nga và Mỹ, Kiev đã buộc phải chuyển giao toàn bộ số vũ khí này.
Với ngân sách quốc phòng kỷ lục 4,7% GDP, Ba Lan đang chi hàng chục tỷ USD mua vũ khí Mỹ nhằm củng cố quan hệ với chính quyền Trump và thể hiện cam kết với NATO.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào ngày 6/2 đã tiếp nhận tàu sân bay dành cho thiết bị bay không người lái.
Quân đội Ukraine sẽ thành lập các đơn vị xe tự hành trên mặt đất (UGV) để triển khai tại tiền tuyến.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) dự luật phê chuẩn Hiệp ước về đảm bảo an ninh giữa Nga và Belarus trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh.