Trung Quốc châm ngòi cuộc chiến tiền tệ như thế nào

Cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu đã bước sang một giai đoạn mới khi ngày 11/8 Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT).

Tiền giấy mệnh giá 100NDT tại ngân hàng ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN


Động thái có nguy cơ khởi đầu cho cuộc chiến phá giá các đồng tiền khác khi các nước trên thế giới sẽ triển khai chính sách tiền tệ lới lỏng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, qua đó, cũng phải cân nhắc lại việc tăng lãi suất cho đồng USD.

“Chiến tranh tiền tệ” là cụm từ được cựu Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega dùng năm 2010 khi mô tả về cách thức các nước cạnh tranh công khai hoặc ngầm nhằm hạ thấp tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ hòng kích thích xuất khẩu. Trong những năm gần đây, công cụ này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Khi một nền kinh tế để lãi suất rơi xuống mức 0, tiền sẽ được in nhiều hơn, qua đó, tạo đòn bẩy nhằm kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh và trong nhiều trường hợp là để tránh giảm phát. Do vậy, hiện nay, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng Trung Quốc có thể tiếp tục đẩy giá trị đồng NDT xuống thấp hơn nữa.

“Bất kỳ động thái đẩy giá NDT xuống thấp thêm 5%-7% sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với các thị trường toàn cầu và các đối tác thương mại của Trung Quốc”, Ashraf Laidi, Giám đốc điều hành Intermarket Strategy, một cơ quan nghiên cứu kinh tế tại London nhận định.

Chẳng hạn, hồi tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tung ra gói lới lỏng định lượng nhằm làm suy yếu đồng euro và ngăn chặn đà giảm phát tại nhiều quốc gia đang chìm ngập trong nợ nần của Eurozone. Làn sóng in tiền hàng loạt của Ngân hàng Nhật Bản gần đây cũng nhằm mục đích như vậy.

Thực tế là việc Trung Quốc neo tỷ giá đồng NDT vào USD được định giá cao khiến tỷ giá hối đoái thực sự của NDT đã tăng lên hơn 10% trong năm qua, ngay cả trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nước này đã chậm lại, xuất khẩu cũng không còn mạnh như trước.

Tuy nhiên, việc đẩy giá trị NDT xuống gần 2% hôm 11/8 cho thấy Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận kịch bản các nền kinh tế mới nổi khác tại châu Á phá giá đồng tiền của mình hòng đáp trả bước đi của Bắc Kinh và sẵn sàng gây căng thẳng quan hệ thương mại với Mỹ.

“Việc phá giá đồng NDT đặt FED vào tình thế khó khăn. Nó mở ra khả năng FED trì hoãn việc tăng lãi suất đồng USD. Hay nói đúng hơn, rất khó để FED tăng lãi suất trong thời điểm hiện nay”, Patrick Chovanec, chiến lược gia trưởng tại Quỹ quản lý tài sản Silvercrest ở New York nói.

Trong suốt 10 năm qua, Quốc hội Mỹ đã liên tục gây áp lực lên Bắc Kinh về việc phải thả nổi tỷ giá hối đoái của đồng NDT so với đồng đô la để NDT được định giá theo thị trường.

Họ lập luận rằng việc Trung Quốc tung ra hàng nghìn tỷ đô la vào thị trường tiền tệ đã đẩy đồng NDT xuống thấp giả tạo và qua đó, tạo cho Trung Quốc một lợi thế thương mại bất bình đẳng trên thị trường xuất khẩu thế giới.

Chính sách này của Mỹ là có tác dụng khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức trung bình 10%/năm và nền kinh tế này thu hút dòng vốn hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Khi tăng trưởng của Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua và Bắc Kinh chuyển hướng sử dụng kho dự trữ ngoại hối sang đầu tư ra nước ngoài, việc thả lỏng cơ chế tỷ giá hối đoái đồng nghĩa với việc đồng NDT sẽ được định giá thấp hơn.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mô tả động thái hôm 11/8 của họ là một “đợt hạ giá duy nhất” đồng NDT và khẳng định đó là một sự cải cách theo hướng thị trường tự do. Chưa biết lý do thực sự là gì nhưng việc đồng NDT trượt xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua đã khiến kế hoạch nâng lãi suất của Fed trong vòng 12 tháng tới bị ảnh hưởng.


Giới phân tích trông đợi FED sẽ nâng lãi suất vào tháng 9 tới và cả các quan chức của FED lẫn các nhà kinh tế học đề đánh giá rằng việc làm của Trung Quốc không có nhiều ảnh hưởng lên kế hoạch này nhưng Mỹ sẽ phải cân nhắc nếu định để đồng đô la lên giá trong tương lai.

“Nếu Trung Quốc thực sự hướng tới việc điều chỉnh tỷ giá NDT theo thị trường, điều đó sẽ khiến đồng tiền này yếu hơn. Và đó là một nhân tố gây áp lực lên các đồng tiền các nước có liên quan tới Trung Quốc” Michael Feroli, chiến lược gia của ngân hàng Barlays chi nhánh châu Á nói. Đồng quan điểm này, ngân hàng Morgan Stanley cho rằng các nước châu Á, trong đó có đồng yen Nhật sẽ trượt giá so với đồng USD.

Các đồng tiền của những nền kinh tế mới nổi khác, trong đó có ringgit của Malaysia, rupiah của Indonesia và đồng real của Brazil cũng đã bắt đầu hạ xuống mức thấp nhất so với đồng đô là trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh tăng trưởng đang chậm lại và trong năm nay dòng thoái vốn ngày càng mạnh, câu hỏi lớn với các thị trường mới nổi hiện nay là liệu các nước này có đi theo bước chân của Trung Quốc hay không.

Còn Nick Lawson, Giám đốc quản lý tại Ngân hàng Đức chi nhánh ở London khẳng định: “Việc Trung Quốc tham gia cuộc chiến tiền lệ ở một khía cạnh nào đó là không tránh khỏi”.


Nguyễn Thái
NDT giảm giá thay đổi vị thế Trung Quốc trên thị trường than?
NDT giảm giá thay đổi vị thế Trung Quốc trên thị trường than?

Đồng NDT giảm giá có thể làm tăng cơ hội để Trung Quốc - nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới - trở thành quốc gia xuất khẩu ròng về than.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN