Thất bại trong chiến lược Hồi giáo của Mỹ sau đảo chính Ai Cập

Theo mạng tin "Nghiên cứu toàn cầu" ngày 4/7, việc quân đội Ai Cập nhanh chóng bắt giữ Tổng thống Mohamed Morsi và các nhà lãnh đạo chủ chốt của Tổ chức Anh em Hồi giáo ngày 3/7 đánh dấu một thất bại lớn trong chiến lược "Mùa xuân Arập" của Washington, sử dụng Hồi giáo chính trị để gieo rắc hỗn loạn từ Trung Quốc, qua Nga tới Trung Đông. Diễn biến này có thể trở thành bước ngoặt lớn, cho thấy ảnh hưởng của Mỹ, vốn được coi là siêu cường toàn cầu duy nhất, đang suy giảm mạnh.

Xe tăng quân đội Ai Cập án ngữ trên đường phố Cairo ngày 3/7/2013. Ảnh: AFP/TTXVN


Có lẽ khía cạnh quan trọng nhất của các cuộc biểu tình trên đường phố trong những tuần qua tại Ai Cập, lên đến đỉnh điểm khi quân đội quyết định tích cực kiểm soát, là sắc thái chống Washington rõ ràng. Những người biểu tình đã mang những tấm áp phích tự làm để lên án Tổng thống Mỹ Barack Obama và Đại sứ Mỹ tại Cairo, bà Anne Patterson, vì đã ủng hộ Anh em Hồi giáo.

Hành động của quân đội Ai Cập cũng nhằm chống lại những can thiệp của ông Obama và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey. Ông Obama đã gọi điện cho ông Morsi, còn ông Dempsey đã gọi điện cho Tham mưu trưởng quân đội Ai Cập Sedki Sobhi với hy vọng tháo gỡ cuộc khủng hoảng ba bên giữa chính phủ, quân đội và phong trào biểu tình.

Điều đáng lưu ý là Quốc vương Abdullah của Arập Xêút và các nhà lãnh đạo của các quốc gia vùng Vịnh bảo thủ, trừ Quốc vương Qatar ủng hộ Anh em Hồi giáo, đều công khai hoan nghênh hành động quân sự tại Ai Cập. Một nguồn tin thân cận với giới quân sự và tình báo Israel cho biết quân đội Ai Cập đã hành động với sự ủng hộ lặng lẽ của Arập Xêút và các quốc gia vùng Vịnh bảo thủ khác.

Nếu chính quyền Obama quyết định cắt khoản viện trợ hàng năm trị giá 1,3 tỷ USD cho quân đội Ai Cập, thì Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và các nước khác như Bahrain và Kuwait sẽ đóng góp, bù vào khoản thiếu hụt ngân sách của quân đội Ai Cập, cũng như bơm những số tiền lớn để giữ cho nền kinh tế Ai Cập tiếp tục vận hành. Người dân Ai Cập sẽ được chứng minh rằng trong một nền kinh tế được quản lý thích hợp, họ sẽ được đảm bảo mức sống tối thiểu và không bị đói như dưới thời chính phủ của Anh em Hồi giáo. Có tin Arập Xêút và UAE cam kết hỗ trợ cho Ai Cập số tiền lên tới 13 tỷ USD, bằng số tiền mà Qatar đã chuyển cho ngân khố của Anh em Hồi giáo.

Dù tin tức về cam kết viện trợ có đúng hay không, thì sự can thiệp của quân đội tại Ai Cập đang tạo ra một làn sóng xung kích trong toàn bộ thế giới Hồi giáo. Một tuần trước đây, khi các cuộc biểu tình của người dân Ai Cập lan rộng, Quốc vương Qatar công khai ủng hộ Anh em Hồi giáo Sheikh Hamad al-Thani đã bất ngờ truyền ngôi cho con trai, một người được xem là ôn hòa. Quốc vương mới của Qatar ngay lập tức đã cách chức Thủ tướng ủng hộ Anh em Hồi giáo Sheikh Hamad bin Jassim. Trong những năm gần đây, kênh truyền hình Al Jazeera thuộc sở hữu của Chính phủ Qatar cũng bị chỉ trích vì đã chuyển hướng từ một kênh tin tức Arập độc lập đáng tin cậy thành tiếng nói của Anh em Hồi giáo. Một trong những hành động đầu tiên của quân đội Ai Cập là đóng cửa trường quay của Al Jazeera tại Cairo.

Thất bại lớn của Anh em Hồi giáo tại Ai Cập cũng tạo ra làn sóng xung kích lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đảng cầm quyền Công lý và phát triển (AKP) ủng hộ Anh em Hồi giáo của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan cũng đang phải đối phó với các cuộc biểu tình lớn chống chính phủ bằng hơi cay và vòi rồng.

Vấn đề quan trọng hiện nay là ông Obama sẽ phản ứng ra sao với sự sụp đổ "Mùa Xuân Arập" của Washington?


TTK
Người Ai Cập chiếu đèn laser lên trực thăng quân đội
Người Ai Cập chiếu đèn laser lên trực thăng quân đội

Để ăn mừng sự kiện lật đổ Tổng thống Hồi giáo Mohammed Morsi ngày 3/7, người dân Ai Cập đã đổ ra đường reo hò, bắn pháo hoa và chiếu đèn lên… trực thăng quân đội.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN