'Tái cấu trúc' cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan

Mỹ cần sự hỗ trợ về vật chất cũng như nguồn lực từ bên ngoài để giải quyết thế bế tắc cho cuộc chiến ở Afghanistan.

Binh sĩ Mỹ ở Afghanistan.

Nhận định trên được đưa ra trong bài viết đăng trên trang mạng USA Today, ông Erik Prince, cựu sĩ quan hải quân SEAL và là người sáng lập đế chế Blackwater USA, Chủ tịch công ty Frontier Services Group (FSG) có trụ sở đặt tại Hong Kong (Trung Quốc). 

Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan đã trở thành cuộc chiến tranh tại lãnh thổ nước ngoài kéo dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cuộc chiến này đã lấy đi sinh mạng của hơn 2.400 binh lính Mỹ và chi phí cho cuộc chiến này đã lên tới 1.000 tỉ USD. Chưa hết, Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng phải khẳng định rằng lực lượng liên minh "không phải đang giành thắng lợi".

Khi trở thành ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump được “thừa kế” cuộc chiến sa lầy này và đối mặt với một nhiệm vụ phức tạp, đó là tìm giải pháp thành công cho cuộc chiến và rút quân ra khỏi Afghanistan.

Có một giải pháp cho thế bế tắc này, đó là đơn giản bỏ mặc Afghanistan, tuy nhiên về lâu dài đây sẽ là một thảm hoạ chính sách đối ngoại Mỹ. Chính quyền Kabul chắc chắn sẽ sụp đổ và Afghanistan sẽ trở thành lời kêu gọi cho phong trào thánh chiến toàn cầu.

Chiến lược mà Mỹ hiện đang áp dụng cho cuộc chiến ở Afganistan cho thấy không mấy hiệu quả. Việc tiếp tục gia tăng sự hiện diện của quân đội là cần thiết, nhưng chỉ làm giảm ảnh hưởng của phiến quânTaliban. Khi Mỹ rút quân, phiến quân Taliban lại tái chiếm. Ngoài ra, để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia này với quy mô lớn và trong một thời gian dài, chi phí vô cùng tốn kém.

Có một giải pháp khác cho vấn đề này, đó là Tổng thống Mỹ có thể "tái cấu trúc" cuộc chiến này giống như việc sắp xếp lại một doanh nghiệp phá sản.

Với việc điều chỉnh những nỗ lực của Mỹ thông qua đặc phái viên của Mỹ tại Afganistan, tất cả các quyết định chiến lược liên quan đến viện trợ nhân đạo, hỗ trợ quân sự và tình báo sẽ chủ yếu tập trung vào việc tạo ra một Afghanistan ổn định và tự lập.

Sự ổn định sẽ giúp quân đội Mỹ có một thời gian tạm nghỉ. Đặc phái viên của Mỹ sẽ tập trung hỗ trợ các lực lượng an ninh ở Afghanistan về khả năng lãnh đạo quân sự chuyên nghiệp, hàng không và quản lý kinh doanh. Những nguồn lực này có được đúng như cách mà lực lượng quân đội Mỹ cần có được sự hỗ trợ về vật chất và nhân lực.

Giải pháp này đã đem lại hiệu quả ở Afghanistan. Các lưc lượng đặc nhiệm của Mỹ đã xây dựng được các tiểu đoàn biệt kích hiệu quả bằng cách tham gia và làm việc cùng họ. Điều này cũng có thể được thực hiện trên quy mô lớn hơn, tuy nhiên, quân đội Mỹ không có đủ tiềm lực để thực hiện và duy trì sự sẵn sàng để thực hiện sứ mệnh. Chính vì vậy, sự hỗ trợ cả về vật chất và nguồn lực từ bên ngoài là cần thiết.

Sự lựa chọn này sẽ tốn chi phí ít hơn 20% trong tổng số 48 tỷ USD sẽ bị tiêu tốn ở Afghanistan trong năm nay. Tổng Thống Trump được chờ đợi sẽ cải tổ lại chính phủ và hiện không có nhu cầu nào lớn hơn là việc tái cấu trúc cuộc chiến ở Afghanistan.

Đặng Huyền/Báo Tin Tức
Thế tiến thoái lưỡng nan của Taliban ở Afghanistan
Thế tiến thoái lưỡng nan của Taliban ở Afghanistan

Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan và Pakistan cùng với áp lực đè nặng lên lực lượng Taliban ở Afghanistan đang đẩy các thủ lĩnh Taliban vào tình cảnh khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN