Quân đội Mỹ vẫn đủ sức răn đe Trung Quốc?

Các chuyên gia, thành viên Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa và thậm chí là cả các đồng minh của Washington gần đây đều lo lắng về những cam kết quân sự của Mỹ ở châu Á. Tất cả đều quan ngại rằng việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc cùng các vấn đề mà Nhà Trắng đang phải đối mặt ở châu Âu và Trung Đông đã làm Mỹ suy yếu hoặc không sẵn sàng chiến đấu. Chính điều này đã khuyến khích Trung Quốc có thái độ hung hăng trong các vấn đề lãnh thổ.

Tuy nhiên, ông Benjamin H.Friedman, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh Nội địa và Quốc phòng Cato (Mỹ) cho rằng những lo ngại trên đã đặt không đúng chỗ. Trong lịch sử, các quốc gia bị đe dọa thường ít để ý đến những gì mà nước đe dọa đang thực hiện; họ chỉ tập trung vào lợi ích của mình trong cuộc xung đột và cán cân quân sự ở đó. Thực tế, Mỹ và các đồng minh châu Á chưa hẳn đã mất lợi thế quân sự so với Trung Quốc và thực sự việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ và các vấn đề liên quan ở khu vực khác không gây nguy hiểm cho sự ổn định của châu Á.

Quân đội Mỹ vẫn có khả năng răn đe Trung Quốc.


Theo ông Benjamin H.Friedman, chính quyền Obama dự kiến sẽ chi 521 tỷ USD cho quốc phòng năm tài khóa 2015. Nếu vẫn giữ mức như vậy và có sự điều chỉnh lạm phát, ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ giảm nhẹ trong năm 2016, thấp hơn khoảng 15% so với năm 2010, năm chi tiêu quân sự cao nhất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên chi tiêu của Lầu Năm Góc năm 2016 vẫn vượt mức trung bình của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và gấp 3 lần so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc. Rõ ràng là Mỹ vẫn dành một lượng lớn ngân sách cho sức mạnh quân sự.  

Tất nhiên, ngân sách quốc phòng không thể hiện nhiều trong việc một quốc gia sẽ chiến đấu như thế nào. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào vị trí địa lý chiến đấu và khả năng mà các lực lượng có thể triển khai chiến đấu. Ông Benjamin H.Friedman cho rằng những yếu tố này cho thấy tại sao Mỹ và các đồng minh châu Á vẫn có thể kiềm chế Trung Quốc trong tương lai gần. Mặc dù không thể đánh giá một cách toàn diện cán cân sức mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc ở đây, nhưng có một số điểm có thể giúp chúng ta so sánh.

Đầu tiên, trong các kịch bản chiến tranh có thể xảy ra nhất, Mỹ và các đồng minh sẽ ở thế phòng thủ, bảo vệ bờ biển, hải đảo. Phòng thủ bao giờ cũng dễ dàng hơn so với tấn công, đặc biệt là khi chống lại đối phương đến từ biển, ví dụ như khi Trung Quốc tấn công Nhật Bản hoặc Đài Loan chẳng hạn. Lực lượng phòng thủ trên đảo có thể chống lại các cuộc không kích và tấn công từ tàu chiến hoặc lực lượng đổ bộ của Trung Quốc.

Thứ hai, bất kỳ cuộc chiến tranh Mỹ-Trung nào cũng có thể xảy ra trong các lĩnh vực mà sức mạnh của Mỹ đang thống trị như trên không, trên biển và cả trong không gian. Ngay cả khi Trung Quốc triển khai các tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình có khả năng tấn công các tàu chiến của Mỹ, thì độ chính xác của tên lửa sẽ phụ thuộc vào tính dễ tổn thương của các loại radar nhằm gây nhiễu hoặc tấn công trực tiếp. Trung Quốc đang hạn chế về khả năng theo dõi và tiêu diệt tàu ngầm của Mỹ, một mối đe dọa với tàu chiến hải quân Trung Quốc.

Thiếu kinh nghiệm sẽ làm chậm khả năng của Trung Quốc trong việc khắc phục những hạn chế trên. Theo một số báo cáo gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc vẫn còn phải vật lộn trong việc chế tạo máy bay tàng hình và tên lửa dẫn đường chính xác. Trong khi đó, quân đội của Bắc Kinh vẫn đang phải huấn luyện để điều khiển chiếc tàu sân bay duy nhất của mình và duy trì các tàu ngầm tên lửa đạn đạo hoạt động. 

Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.


Thứ ba, những hạn chế của quân đội Mỹ thường bị phóng đại quá mức. Mặc dù có ngân sách quốc phòng ngày càng tăng, kho vũ khí của Trung Quốc vẫn còn lưu trữ nhiều thiết bị lạc hậu. PLA đang sở hữu 7.580 xe tăng chiến đấu chủ lực - lớn hơn so với quân đội Mỹ. Nhưng chỉ có 450 chiếc trong số đó là hiện đại. Trung Quốc cũng có rất nhiều máy bay chiến đấu. Quy mô các phi đội không quân của nước này chỉ đứng sau Mỹ, nhưng đa số các máy bay này là yếu và lỗi thời. Trong tổng số hơn 1.300 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc, chỉ có 502 chiếc là hiện đại, với 296 chiếc là biến thể từ Su-27 của Nga và 206 chiếc J-10 do Trung Quốc tự thiết kế. Còn lại khoảng 800 chiếc máy bay chiến đấu, chủ yếu là J-7, J- 8 và Q-5, được thiết kế, sản xuất trong những năm 1960, 1970. Chúng sẽ khó tồn tại lâu trong một cuộc chiến tranh hiện đại.

Lực lượng hải quân của Trung Quốc có lẽ là trong tình trạng tốt nhất, nhưng triển vọng cũng không nhiều. Tàu ngầm là một vấn đề đối với PLA. Hạm đội hiện đại dưới biển của Bắc Kinh bao gồm các tàu ngầm lớp Tấn, Hán, Nguyên và lớp Tống. Tất cả 4 lớp tàu ngầm này là do Trung Quốc tự xây dựng và điều thể hiện sự yếu kém hơn so với các thiết kế của phương Tây. Số tàu ngầm còn lại, đa số là lớp Minh, được sản xuất trong những năm 1980, đều đã lỗi thời. Một điều đáng ngại là, sau khi chế tạo 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, PLA đã ngừng sản xuất và đặt hàng với Nga chế tạo 4 chiếc tàu ngầm lớp Kalina, báo hiệu một sự thiếu niềm tin đối với các thiết kế nội địa.

Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là tất cả các phần cứng vũ khí trang thiết bị do Trung Quốc thiết kế và sản xuất đều mới. Nhìn bên ngoài, Bắc Kinh đang phát triển các tàu chiến, máy bay không người lái và xe tăng mới nhằm đuổi kịp các loại vũ khí của phương Tây. Nhưng chúng ta biết rất ít về độ chính xác và tính hiệu quả của các loại vũ khí do nước này tự chế tạo.

Cuối cùng, có rất ít lý do để cho rằng Trung Quốc sẽ trở nên hung hăng hơn trong trung hạn. Xu hướng kinh tế và nhân khẩu học đang chống lại việc Trung Quốc duy trì đà tăng ngân sách quốc phòng. Bên cạnh đó, nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh quy mô lớn, thậm chí là một cuộc chiến tranh thông thường với một quốc gia như Nhật Bản, sẽ làm dịu đi những tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Giới tinh hoa đối ngoại của Washington có thể vẫn tự tin về sự răn đe của mình. Nhưng nếu chiến tranh nổ ra, tất cả các bên đều thiệt.


Công Thuận (tổng hợp)


Kiềm chế Trung Quốc- Mỹ 'lực bất tòng tâm'?
Kiềm chế Trung Quốc- Mỹ 'lực bất tòng tâm'?

Bất kỳ quốc gia nào cũng nên có tham vọng hợp lý tương đương với sức mạnh của mình. Nếu không, quốc gia đó không những không đạt được tham vọng của mình mà còn phải chịu thất bại về mặt ngoại giao, Jin Liangxiang, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải nhận định.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN