Ông Putin muốn ai trở thành tổng thống Mỹ?

Phải chăng Tổng thống Nga Vladimir Putin thực sự muốn ứng cử viên tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa trở thành tổng thống Mỹ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik

Đó là vấn đề được Nina L. Khrushcheva, Giáo sư về quan hệ quốc tế đồng thời là chuyên gia cao cấp thuộc Viện Chính sách Quốc tế, nêu lên trên trang project-syndicate, trang tin nguồn của gần 500 ấn phẩm truyền thông của hơn 150 quốc gia, ngày 3/8.

Theo bài viết, các vụ bê bối thư điện tử đã gây bất lợi cho bà Hillary Clinton trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng. Khi còn là ngoại trưởng, bà Clinton đã bị phát hiện sử dụng hòm thư cá nhân để phục vụ công việc. Hành vi "bất cẩn" này đã bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tiến hành điều tra. Mới đây, các tin tặc được cho là của Nga đã thông qua nguồn Wikileak tiết lộ nhiều thư của bà Clinton trong đó đề cập tới việc các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ đã hỗ trợ bà trong cuộc bầu cử sơ bộ. Mới đây, các tin tặc Nga cũng bị nghi ngờ đã xâm nhập vào máy chủ được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Đối thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đã bỏ qua các tin đồn về việc bà đã sử dụng máy chủ riêng của mình trong thời gian đầu của chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, đối thủ của bà Clinton trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, ứng cử viên Trump, đã không bỏ lỡ thời cơ này nhằm hạ uy tín của bà Clinton. Câu hỏi đặt ra là phải chăng Tổng thống Putin đã thực sự tấn công vào chiến dịch tranh cử của bà Clinton nhằm giúp ông Trump thắng cử?

Ông Trump được cho là đã thường xuyên đưa ra những lời khen ngợi đối với sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, ngược lại ông Trump cũng nhận được nhiều lời khen từ ông Putin. Ông Trump cũng đã bày tỏ quan tâm trong việc xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với Điện Kremlin và nói rằng ông sẽ xem xét chấp nhận việc sáp nhập Crimea vào Nga, đồng thời gỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva một cách vô điều kiện.

Ông Trump cũng được cho là có đội ngũ cố vấn có nhiều người ủng hộ mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga. Một trong những cố vấn chính về chính sách đối ngoại của ứng của viên Trump, ông Carter Page, là một chủ ngân hàng đầu tư, đã từng có quan hệ với Gazprom, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga. Bên cạnh đó, quản lý chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Trump, ông Paul Manafort, cũng được cho là có quan điểm gần Nga, từng quản lý quỹ đầu tư tại đây. Thậm chí có dư luận cho rằng ngay bản thân ông Trump cũng có hoạt động đầu tư tại Moskva.

Nếu điều đó là sự thật thì hoàn toàn không ngạc nhiên khi dư luận cho rằng ông Putin thấy được lợi ích của Nga khi ứng cử viên Trump thắng cử. Và có lẽ lợi ích lớn nhất đó là việc đánh bại ứng cử viên Clinton, người mà ông Putin không thích vì nhiều lý do. Khi còn là ngoại trưởng, bà Clinton từng nhiều lần cáo buộc ông Putin đã kiểm soát biểu tình, phương tiện truyền thông quá chặt chẽ, nhất là việc bà cáo buộc Nga đã can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine… Dường như đây là lý do ông Putin thích làm việc với bất kỳ người nào khác chứ không phải bà Clinton.

Dường như hình ảnh nước Nga trong mắt nhiều người Mỹ không thực sự ấn tượng vì Nga liên quan đến các hoạt động xâm nhập vào mạng máy tính của đảng Dân chủ. Tất nhiên không chỉ riêng Nga, Mỹ cũng đã tiến hành nhiều hoạt động gián điệp trên không gian mạng, nhiều chương trình giám sát của Cơ quan An ninh Quốc gia đã bị tiết lộ vào năm 2013. Song, với hình ảnh của Nga không được ấn tượng trên đất Mỹ, dường như các vụ bê bối thư điện tử mới nhất có thể làm tổn thương bà Clinton ít hơn là làm tổn thương ông Trump. Cũng có khả năng những hoạt động đột nhập này đã được thực hiện bởi những người ủng hộ ông Putin, chứ không phải từ các cơ quan chính quyền của Nga và không loại trừ đây chỉ là cuộc thử sức của các tin tặc chứ không phải nỗ lực nhằm phá hoại chiến dịch của bà Clinton.

Rõ ràng vẫn còn nhiều lý do để ông Putin ủng hộ bà Clinton chứ không phải ông Trump. Điều đó là vì có thể bà Clinton không thiện cảm với ông Putin, nhưng bà lại là người được cho là sẽ duy trì các chính sách của người tiền nhiệm nên dễ đoán định. Còn đối với ông Trump, có lẽ không ai, thậm chí với ngay cả bản thân ông, có thể phán đoán được điều gì sẽ diễn ra. Và ông Putin có thể sẽ không muốn đặt cược vào điều có quá nhiều rủi ro.

TTK
Ông Trump tiếp tục chọc giận đảng Cộng hòa
Ông Trump tiếp tục chọc giận đảng Cộng hòa

Chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Donald Trump để chạy đua vào Nhà Trắng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi giới chức lãnh đạo đảng Cộng hòa đã tỏ ra phẫn nộ và bất bình trước việc tỷ phú 70 tuổi này "gây chiến" với hai chính trị gia cấp cao tại chính đảng của mình, cũng như cuộc khẩu chiến kéo dài giữa ông và gia đình một quân nhân tử trận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN