Nghiên cứu trên do giáo sư thỉnh giảng Lưu Vũ Long thuộc Khoa Nhi và vị thành niên Đại học Hong Kong và nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Quan Nhật Hoa thuộc Khoa Truyền nhiễm Nhi khoa tại Bệnh viện Princess Margaret thực hiện.
Nghiên cứu đã so sánh số liệu của 1.144 trẻ em từ 0 đến 11 tuổi nhập viện vào tháng 2 năm nay với tổng số 48.000 trẻ em nhập viện do bị mắc virus cúm hoặc virus parainfluenza gây bệnh hô hấp từ đầu năm 2015 đến cuối năm 2019. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 15% trẻ gặp biến chứng thần kinh sau khi nhiễm Omicron, nguy cơ cao hơn nhiễm virus cúm và virus parainfluenza, 5,3% trẻ bị viêm thanh quản khí quản sau khi nhiễm biến thể Omicron, tỷ lệ này cao hơn so với virus cúm, nhưng thấp hơn một chút so với virus parainfluenza.
Sau khi làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 5 bùng phát, trong số trên 1.000 trường hợp đầu tiên được xác nhận ở trẻ em, có hai trẻ tử vong và 21 trẻ cần được chăm sóc đặc biệt. Nghiên cứu kết luận rằng biến thể Omicron có tác động không thể xem nhẹ đối với trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine.
Theo bác sỹ Quan Nhật Hoa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của biến thể Omicron đối với não và đường hô hấp trên của trẻ cao hơn đáng kể so với các loại virus khác, mọi người cần quan tâm đến những nguy cơ sức khỏe cấp tính của Omicron đối với trẻ em.