Nga, phương Tây tăng cường hợp tác tại Bắc Cực

Những căng thẳng địa chính trị giữa Nga và phương Tây được đẩy lên cao trong những năm gần đây, nhưng vẫn có những lĩnh vực mà hai bên có sự hợp tác và đối thoại tích cực như chương trình hạt nhân Iran và các vấn đề quan trọng đối với khu vực Bắc Cực, chẳng hạn an toàn hàng hải, khai thác năng lượng, phản ứng với các sự cố tràn dầu và quản lý việc đánh bắt hải sản.


Tàu phá băng của Nga tại Bức Cực.


Khi đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bắc Cực hồi tháng 4 vừa qua, Mỹ đã nhấn mạnh việc sẵn sàng hợp tác với tất cả các thành viên của tổ chức này, kể cả Nga. Hội nghị Ngoại trưởng Hội đồng Bắc Cực, dự kiến diễn ra tại Alaska vào ngày 31/8 tới (gọi tắt là Hội nghị Alaska), sẽ thảo luận các chủ đề có liên quan đến khu vực như vấn đề biến đổi khí hậu. Kể từ tháng 4/2015, các quan chức Mỹ đã trao đổi với các quan chức và học giả Nga cũng như một số nước thành viên Hội đồng Bắc Cực khác và đã đi đến thống nhất sẵn sàng hợp tác trong các vấn đề có liên quan đến Bắc Cực.

Tuy nhiên, các bên cũng có những quan ngại về những nguy cơ đối với sự hợp tác này nếu các vấn đề quốc tế khác được đề cập trong các cuộc thảo luận. Bất hòa giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine được xem là nguy cơ lớn nhất. Mặc dù các quan chức Nga nhất trí về tầm quan trọng của sự hợp tác tại Bắc Cực nhưng vẫn khẳng định rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các dự án dầu khí của Nga tại Bắc Cực là "đưa các vấn đề địa chính trị vào khu vực Bắc Cực". Về phần mình, Mỹ và châu Âu vẫn giữ nguyên các lệnh trừng phạt và coi sự tăng cường hiện diện quân sự của Nga tại Bắc Cực là "sự khiêu khích không cần thiết".

Bất chấp những căng thẳng tiềm ẩn này, các bên đang có sự nhất trí chung về những vấn đề Bắc Cực cấp bách nhất.

Bất chấp những căng thẳng tiềm ẩn này, các bên đang có sự nhất trí chung về những vấn đề Bắc Cực cấp bách nhất. Ví dụ: Mỹ, Nga, Canada, Nauy và Đan Mạch đã nhất trí cấm việc đánh bắt hải sản quy mô thương mại tại các vùng biển quốc tế của Bắc Băng Dương cho đến khi làm xong nghiên cứu về cách thức trữ lượng hải sản bị tác động bởi băng tan và nước biển ấm lên. Bên cạnh đó, việc khai thác các mỏ dầu khí trong khu vực được xếp lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hầu hết các nước có lợi ích ở Bắc Cực. Tuy nhiên, chi phí khai thác ở Bắc Cực là cao và với việc giá năng lượng đang thấp thì hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ hoặc bị trì hoãn.

Tất cả các nước - nhất là Nga - đều thiếu cơ sở hạ tầng tại Bắc Cực, và cho dù băng đang tan, việc qua lại Bắc Băng Dương vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nga đang bày tỏ sự quan ngại về hạm đội tàu phá băng đã "già cỗi" của họ, trong khi Mỹ chỉ có một tàu phá băng đang hoạt động. Điều này tạo ra "không gian lớn" cho những sáng kiến trong lĩnh vực này khi một số nước (như Phần Lan) có những hạm đội tàu phá băng lớn và đủ khả năng chia sẻ.

Mặc dù phương Tây chấp nhận rằng Nga đang mong muốn tăng cường cơ sở hạ tầng tại Bắc Cực để hỗ trợ cho những lợi ích kinh tế và an ninh chung, nhưng các hành động phiêu lưu quân sự của Moskva vẫn được coi là "một điểm nóng". Đây là vấn đề mà các Bộ trưởng Quốc phòng của Hội đồng Bắc Cực cần tiếp tục thảo luận. 

Dương Hoa (Theo mạng tin "Project Syndicate")
Nga ưu tiên hợp tác với Trung Quốc ở Bắc Cực
Nga ưu tiên hợp tác với Trung Quốc ở Bắc Cực

Ngoại trưởng Nga khẳng định Bắc Kinh là một đối tác ưu tiên của Moskva trong hợp tác ở khu vực Bắc Cực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN