Mỹ có cần quá lo lắng về Trung Quốc?

Việc Mỹ triển khai lực lượng quân sự hiện đại, tốn kém tại Tây Thái Bình Dương cộng với chiến lược xoay trục trở lại châu Á được coi như phản ứng quá mạnh mẽ với sự trỗi dậy của Trung Quốc, tạo ra nhiều thách thức cho Bắc Kinh. Trong khi Mỹ đang gặp phải nhiều khó khăn nội địa thì triển khai chiến lược này có là cần thiết?

Tổng thống Barack Obama trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California ngày 7/6/2013. Ảnh: Reuters.


Có rất nhiều học giả nhận định rằng các nước phương Tây sẽ chẳng là gì nếu ngừng tranh luận về Trung Quốc. Những quyển sách miêu tả về sự trỗi dậy của Trung Quốc thường có tiêu đề như “Khi Trung Quốc kiểm soát thế giới”, “Cuộc đua tới quyền lực tối cao”, “Sự che phủ” (của Trung Quốc với Mỹ)… Trung Quốc chính là mối bận tâm khiến cho Mỹ phải “xoay trục” sang châu Á. Và Bộ quốc phòng Mỹ sẵn sàng lợi dụng việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh để giải quyết tình trạng Mỹ ngày càng trở nên cô độc hơn và mệt mỏi với “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”. Bởi vậy, Mỹ nhanh chóng thực hiện xây dựng nền tảng cho chiến lược “Tác chiến Không – Biển” (Air-Sea Battle concept - ASB) tại Tây Thái Bình Dương.

Trong khi Mỹ triển khai ASB với chi phí khổng lồ để xây dựng một tổ hợp phức tạp, kết hợp giữa không quân và hải quân trên biển, thì Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu hạm và chức năng duy nhất là nơi đậu máy bay, chiếc thứ hai vẫn chưa thể đưa vào dùng ngay được. Tuy nhiên, hàm không mẫu hạm lại trở thành cái cớ để Mỹ đánh giá về ý đồ bá quyền của Trung Quốc.

Việc Mỹ rút quân khỏi Trung Đông không giúp nước này cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Trong khi đó, sự chuyển hướng tới châu Á từ Trung Đông cần triển khai các yếu tố của ASB như vệ tinh giám sát, máy bay không người lái, hàng không mẫu hạm, máy bay tàng hình và tàu tuần duyên… - những chi phí này còn đắt đỏ gấp nhiều lần so với việc duy trì quân sự tại Trung Đông.

Khi mà Mỹ triển khai ASB thì sự trỗi dậy của Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải nhiều rào cản hơn, chứ không đơn thuần chỉ là cạnh tranh quân sự trên Tây Thái Bình Dương. Nhà ngoại giao Mỹ Richard Haas gần đây đã bình luận về “chính sách đối ngoại gốc nội” của Mỹ, nêu nên sự cần thiết hay không cho việc xoay trục. Khi xoay trục thoát khỏi vũng lầy Trung Đông, có lẽ nước Mỹ cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để tập trung “giải quyết vấn đề quốc nội” như lời hứa của Tổng thống Obama, trước khi lao vào xây dựng ASB tốn kém. Và cử tri Mỹ, những người quan tâm tới các vấn đề như học phí, chăm sóc y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, thâm hụt ngân sách… cần biết việc Mỹ triển khai nền tảng ASB để ngăn chặn Trung Quốc bá chủ khu vực là không cần thiết, bởi các lý do sau đây:

1. Nhật Bản

Nhật Bản là rào cản lớn nhất ngăn Trung Quốc bá quyền ở châu Á, và ít gây ra thách thức tới vai trò toàn cầu của Mỹ. Các nước phương Tây coi nhẹ vai trò của Nhật Bản vì nước này vướng vào kinh tế giảm phát trong suốt 2 thập kỷ qua. Quả là Nhật Bản đã trượt dài từ giai đoạn huy hoàng khi học giả Paul Kennedy đặt nước này vào vị trí trang bìa của cuốn sách nổi tiếng “Thịnh thế và suy tàn” (Rise and Fall of the Great Powers), xuất bản năm 1987. Nhưng Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới. Quân đội Nhật Bản mặc dù ít hơn Trung Quốc về số lượng, nhưng được trang bị công nghệ hiện đại và được đào tạo kỹ lưỡng hơn. Việc Trung Quốc thay thế Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thế 2 thứ giới như một động lực để kích thích cử tri Nhật Bản quyết tâm hơn trong việc đưa kinh tế Nhật Bản trở lại dưới thời Thủ tướng Abe.

Cạnh tranh Trung Quốc – Nhật Bản khi đó sẽ giống như trong giai đoạn thế kỷ 19, khi Nhật Bản chỉ là một nước nhỏ nhưng vẫn có thể ép buộc được nhà Minh. Điều này không có nghĩa là hai nước lại tiếp tục rơi vào xung đột. Nhưng nó khẳng định rằng Nhật Bản sẽ không chịu để Trung Quốc chi phối. Trong chiều hướng cân bằng về quyền lực thì Nhật Bản có thể sẽ đối đầu trước khi để cho Trung Quốc trở thành địa vị đứng đầu ở khu vực.

Giống như hầu hết các nước ở châu Á, Nhật Bản sẵn sàng trao đổi thương mại với Trung Quốc nhưng không bị lệ thuộc vào quan hệ này. Trung Quốc thường cáo buộc Nhật Bản là nước “gây chiến”, nhưng hiện tại Nhật Bản không phải là nước đế quốc hay thích trả đũa như Trung Quốc nói. Học giả Mỹ Jennifer Lind đã nhắc lại nhiều lần, Nhật Bản đã khác rất xa. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản đã bị giáng những đòn đau và Tokyo phải tự giới hạn bản thân bằng việc chỉ được sử dụng dưới 1% GDP cho quốc phòng.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn nhắc về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản để kích thích chủ nghĩa dân tộc trong nước và ngăn chặn việc Nhật Bản tái trang bị vũ trang. Nếu Trung Quốc không hài lòng với chính sách quốc phòng hiện tại của Nhật Bản, họ cần có cách cư xử tốt hơn hoặc phải đối mặt với Nhật Bản trang bị vũ khí hạng nặng. Đại chiến Thế giới thứ II không thể kéo dài mãi để là cái cớ cho Trung Quốc lật lại các vấn đề nhằm bao vây Nhật Bản và là chất bôi trơn cho Trung Quốc trỗi dậy. Nhật Bản sẽ không bao giờ khoanh tay trước bất kỳ điều gì giống như sự thống trị của Trung Quốc chỉ vì cuộc chiến đã diễn ra 70 năm trước.

2. Các nước láng giềng còn lại của Trung Quốc

Các nước láng giềng còn lại gắn với Trung Quốc bởi yếu tố địa chính trị và nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Biên giới biển của Trung Quốc được vây quanh bởi Nhật Bản, Đài Loan và ASEAN, trong khi Trung Quốc đại lục cũng giống như nước Đức, bị bao bọc bởi những nước hết sức cảnh giác với sự thống trị của Trung Quốc. Thậm chí cả Myanmar đã bắt đầu rời xa Trung Quốc. Liệu Trung Quốc có dám hành động liều lĩnh để hứng chịu sự cô lập từ các nước láng giềng, mặc dù các nước này đã quen với những lời dọa nạt từ giới chức quân sự Trung Quốc. Với sự giúp sức của Mỹ thì việc cô lập Trung Quốc không phải là điều quá khó. Câu chuyện của Trung Quốc giống như những gì đã xảy ra với nước Đức trước đây, tuy nhiên Trung Quốc hiểu quá rõ rằng nước Đức đã thất bại thảm hại trong cả hai cuộc chiến với các nước láng giềng.

3. Sự thiếu tín nhiệm của Trung Quốc

Trung Quốc đang tăng cường xây dựng và củng cố lực lượng quốc phòng của mình. Ảnh: Reuters


Trung Quốc thường bị phương Tây đánh giá là có một chính quyền thiếu dân chủ và điều đó làm hạn chế mức độ tín nhiệm của Trung Quốc trên trường quốc tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Trung Quốc đã dần nhận được thái độ thiện chí từ các nước khác dù vẫn có sự cảnh giác với học thuyết “trỗi dậy hòa bình”. Thái độ hiếu chiến của Trung Quốc với các nước láng giềng trong tranh chấp lãnh hải thời gian gần đây khiến cho nhiều nước ngày càng đề phòng Trung Quốc, thậm chí ngay cả Myanmar.

Điều trớ trêu với Trung Quốc là chính sức mạnh cường quốc đang bó buộc họ. Trung Quốc không có bạn bè, ngay cả Kim Jong Il cũng đã từng nói với quan chức Mỹ rằng không tin vào Trung Quốc. Trung Quốc chỉ có các đối tác thương mại, như Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản nhưng các nước này không bao giờ làm bạn với Trung Quốc dù về mặt địa chính trị họ sẽ tham gia “cộng đồng an ninh” với Trung Quốc. Các vấn đề liên quan tới tù nhân chính trị, yếu kém trong bảo vệ nhân quyền, quyền bầu cử… sẽ tiếp tục hạn chế uy tín của Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ khó có thể xây dựng được các quan hệ láng giềng thân thiết như Mỹ - Canada hay Đức – Pháp.

4. Vấn đề nội địa của Trung Quốc

Ngày càng có nhiều chuyên gia nhận định về việc Trung Quốc không thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Thêm vào đó, Trung Quốc phải đối mặt với bất ổn trong nước và đang phải chi tiêu cho vấn đề an ninh nội địa cao hơn cho quốc phòng. Tình hình bất ổn vẫn có nguy cơ xảy ra bất cứ khi nào ở một số khu vực của Trung Quốc.

Trong khi đó, thời kỳ dân số trẻ chấm dứt, vấn đề ô nhiễm môi trường ở cấp báo động, việc gia tăng tỉ lệ về các bệnh như tiểu đường, nghiện thuốc lá sẽ hạn chế khả năng trung hạn của Trung Quốc trong áp đặt quyền lực lên các nước láng giềng. Trung Quốc sẽ giống như nước Mỹ hiện tại, với dân số già hơn, yếu hơn và béo hơn, chi phí an sinh xã hội lớn hơn dẫn tới việc phải cắt giảm chi phí cho quốc phòng. Nước Mỹ không thể sản xuất thêm tiến trình dân chủ nhiều như bệnh nhân tiểu đường và hậu quả ở Trung Quốc là tương tự.

Trung Quốc hiện đang biết rõ rằng họ bị cô lập, không có bạn bè và đối mặt với những gánh nặng trong vấn đề nội địa. Trung Quốc lo lắng về khả năng Mỹ sẽ sử dụng các nước trong khu vực tạo thành vòng kiềm tỏa bao vây Trung Quốc và Bắc Kinh luôn cho rằng chiến lược xoay trục là nhằm trực diện vào họ. Trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn cả đối nội và đối ngoại, thì chiến lược ASB của Mỹ chỉ thách thức chủ nghĩa hoài nghi Trung Quốc và không cần thiết tại thời điểm này.


Đức Trung (theo the Diplomat)
Trung Quốc dần lấy mất ảnh hưởng của Nga tại Trung Á
Trung Quốc dần lấy mất ảnh hưởng của Nga tại Trung Á

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 3 - 13/9 tiến hành chuyến thăm nhà nước tới Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan. “Báo Độc lập” (Nga) đánh giá chủ đề chính trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình tới các nước Trung Á là mở rộng hợp tác về năng lượng với các nước trong khu vực và Nga

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN