Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga khiến BRICS xích lại gần nhau hơn

Mặt trái của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với Nga là nó đang tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa các nước BRICS.

Chú thích ảnh
Biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang khiến nhóm các nước thuộc BRICS xích lại gần nhau hơn. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters ngày 4/9 dẫn lời một số giám đốc điều hành phát biểu tại một hội nghị năng lượng lớn ở châu Á cho biết, các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang khiến nhóm các nước thuộc BRICS xích lại gần nhau hơn.

Các biện pháp trừng phạt do nhóm G7 và các nước phương Tây khác áp đặt với Nga sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào năm ngoái đã hạn chế nguồn thu từ năng lượng của Moskva và buộc Điện Kremlin phải "vẽ lại bản đồ" năng lượng toàn cầu một cách quyết liệt.

Russell Hardy, Giám đốc điều hành của Vitol, công ty kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới, phát biểu tại Hội nghị Dầu khí châu Á Thái Bình Dương (APPEC) ở Singapore: “Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đang có hiệu quả, theo nghĩa là chúng tạo ra ít hoặc doanh thu thấp hơn”.

Ông Hardy nói thêm: “Nhưng mặt trái của các biện pháp trừng phạt là nó đang tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn giữa các nước BRICS”.

BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mới đây đã mời Iran, Argentina, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Ethiopia và Ai Cập tham gia nhóm tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng trước ở Johannesburg.

Kể từ khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ nhập khẩu dầu của Nga và sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ (USD) để thanh toán, khi nhóm BRICS tìm cách thách thức sự thống trị của đồng USD, đặc biệt là Trung Quốc mong muốn mở rộng việc sử dụng đồng đồng nhân dân tệ của họ.

"Mọi người đều khó chịu trước sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Vì vậy, nhiều nước đặt câu hỏi liệu có cách nào tạo ra lực lượng đối trọng với G7, thậm chí là G20? BRICS là ứng cử viên", Fereidun Fesharaki, Chủ tịch công ty ty tư vấn năng lượng FGE phát biểu tại sự kiện.

Tuy nhiên, ông Fesharaki cho rằng việc nhóm BRICS mở rộng sẽ không góp phần thay thế đồng đô la Mỹ, lưu ý rằng các đồng tiền của Saudi Arabia và UAE gắn chặt với đồng USD. Ông nói: “Không ai có thể thay thế được đồng đô la Mỹ”.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết tại hội nghị rằng mức trần giá của G7 đối với dầu của Nga có hiệu quả trong việc hạn chế doanh thu và nguồn cung dầu của Nga, ngay cả khi dữ liệu thị trường cho thấy hầu hết dầu thô và nhiên liệu xuất khẩu của Moskva từ khu vực Baltic và Biển Đen đều được bán trên mức 60 USD/thùng.

Eric Van Nostrand, quyền Thứ trưởng phụ trách về chính sách kinh tế tại Bộ Tài chính Mỹ nói: “Trong suốt năm qua, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng vì nguồn cung vẫn chảy. "Chúng tôi vừa muốn khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó (xuất khẩu từ Nga) vừa hạn chế nguồn thu của (Tổng thống Nga Vladimir) Putin ở mức tốt nhất có thể".

Công Thuận/Báo Tin tức
Cơ hội và thách thức của Trung Quốc khi BRICS kết nạp thành viên mới
Cơ hội và thách thức của Trung Quốc khi BRICS kết nạp thành viên mới

Các nhà quan sát cho rằng việc BRICS kết nạp thêm 6 thành viên mới - chủ yếu ở Trung Đông và châu Phi - phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và có thể thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế. Tuy nhiên, động thái này cũng có thể khiến khối này gặp phải những rủi ro và xung đột mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN