Hội nhập châu Âu có là 'bùa hộ mệnh'?

Theo kế hoạch ngày 27/6 tới, Ukraine, Moldova và Gruzia sẽ ký hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU) với hy vọng đây sẽ là "lá bùa hộ mệnh" mới giúp các quốc gia vốn thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) này đảm bảo chủ quyền. 

           

Tài liệu liên kết nói trên sẽ được các bên cùng ký kết, bất chấp những người phản đối hội nhập châu Âu tại Ukraine và Moldova. Riêng tại Gruzia, thực tế không có người dân nào phản đối xu hướng đi theo Tây Âu.

           

Kiev, Chisinau và Tbilisi đều biết rõ rằng hội nhập châu Âu cũng đồng nghĩa việc không chỉ phải chấp nhận sức ép về thời gian, mà còn không thể tránh khỏi những thiệt hại kinh tế nhất định trong giai đoạn đầu. Có thể lấy trường hợp Ba Lan làm ví dụ khi nước này đã trải qua con đường không ít gập ghềnh để đến với EU.


Người dân các quốc gia quyết định ký hợp tác với EU đều hiểu rõ những cái giả phải trả. Nhiều khi đó còn là phải chấp nhận mất đi thị trường Nga.


Hoặc thực tế hơn nửa năm qua, Ukraine "vật lộn" để rồi cuối cùng đang dần vươn tới "miền đất hứa", khi cuối tuần này sẽ đặt bút ký văn kiện liên kết sâu rộng hơn nữa với EU. Trước khi hội nhập EU, người dân Varsawa và Kiev đều sống trong các điều kiện kinh tế gần như nhau, song giờ đây, mức sống của người dân Ba Lan đã khác xa so với tại quốc gia láng giềng Ukraine, đất nước giờ đang chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc.

           

Người dân các quốc gia quyết định ký hợp tác với EU đều hiểu rõ những cái giả phải trả. Nhiều khi đó còn là phải chấp nhận mất đi thị trường Nga. Song điều quan trọng là dường như các quốc gia đều muốn bằng mọi cách hướng đến EU, trước hết, nhằm tìm kiếm sự bảo vệ cho chính mình. Có thể thấy Gruzia đã rút khỏi SNG nhằm có thể bằng mọi cách gia nhập EU, (và cả NATO) càng nhanh càng tốt. Ukraine cũng đã tuyên bố rút khỏi SNG và không sớm thì muộn, Moldova cũng sẽ đưa ra tuyên bố như vậy.

           

Thực tế trên đặt ra một câu hỏi là các quốc gia từng thuộc SNG thấy gì, trông đợi gì từ EU, từ NATO? Thậm chí, Moldova đã bắt đầu bóng gió về khả năng từ bỏ lập trường trung lập, để đổi lấy sự bảo trợ từ "cái ô" Bắc Đại Tây dương. Chính vì mong muốn được bảo vệ, không ít quốc gia thuộc SNG giờ đang nỗ lực bằng mọi cách để trở thành thành viên của EU. Bất chấp con đường đến với EU không hề ngắn. Thậm chí còn phải đổi bằng máu, như trường hợp của Ukraine.

           

Tại Diễn đàn EU-Moldova, diễn ra trong những ngày này ở thành phố Bensa của Moldova, Thủ tướng Moldova Yuri Leanca thậm chí còn nêu rõ: "Mong muốn hội nhập châu Âu của Moldova chỉ có thể giúp tăng cường bảo đảm chủ quyền của Moldova hơn nữa mà thôi. Chúng tôi sẽ đạt được điều đó bằng cách tăng cường các tổ chức nhà nước, trở thành một phần của "mái nhà chung châu Âu" cùng với các nền kinh tế đang bùng nổ, trong đó mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Có thể lấy Áo hay Thụy Điển làm ví dụ. Chúng tôi sẽ có cơ hội để củng cố lập trường trung lập, điều đó sẽ góp phần tạo ra một nền tảng vững chắc, đem lại sự ổn định trong khu vực".

           

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng số người ủng hộ gia nhập EU của Moldova đã giảm từ trên 50% xuống còn 44% trong thời gian qua. Trong khi đó số lượng người ủng hộ Moldova gia nhập Liên minh Hải quan (vốn do Nga làm chủ đạo) là 40%. Đây là những số liệu khảo sát mới nhất và vừa được công bố cuối tuần qua. Có thể thấy, cả Moldova cũng như Ukraine đang tồn tại những trường phái khác nhau, khi một bộ phận này muốn gia nhập EU, nhưng một bộ phận không nhỏ khác lại muốn hướng theo Nga, cũng như các mối liên kết Á-Âu. Điều đó cho thấy không phải không có những lo ngại về những hệ lụy tất yếu kéo theo nếu từ bỏ Nga để đi theo EU và NATO. Rõ ràng, các quốc gia SNG cần suy nghĩ thấu đáo, bởi EU không phải là một phép lạ, càng không phải là "lá bùa hộ mệnh" giúp bảo đảm chủ quyền quốc gia.

 

 

Quế Anh (P/v TTXVn tại Nga)

Ukraine lôi kéo Mỹ, EU vào cuộc chiến khí đốt với Nga
Ukraine lôi kéo Mỹ, EU vào cuộc chiến khí đốt với Nga

Ukraine đang chào mời các công ty Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tham gia vào dự án hiện đại hóa hệ thống đường ống dẫn khí đốt của nước này, và sẵn sàng dành cho các nhà đầu tư nước ngoài 49% cổ phần để đổi lại các khoản đầu tư lớn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN