Giá dầu: Giảm để thay đổi

Theo mạng tin Project Syndicate, sự sụt giảm gần đây của giá dầu có thể có một tác động tích cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu - thậm chí còn có thể lớn hơn so với nhận định của hầu hết các nhà quan sát. Thật vậy, nếu chính phủ các nước tận dụng lợi thế của việc sụt giảm giá dầu ngày hôm nay để thực hiện cải cách các chính sách năng lượng quan trọng, lợi ích mà nó mang lại có thể thay đổi và cải thiện cấu trúc của nền kinh tế trong tương lai.

Một lý do quan trọng giải thích việc tại sao tác động của việc giảm giá dầu cho đến nay vẫn bị đánh giá thấp đó là không ai có thể biết được nó sẽ kéo dài bao lâu. Và, thực sự, biến động giá trong quá khứ cũng có một phần liên quan đến vấn đề này. Khi giá dầu giảm vào năm 2008, nó đã quay trở lại với tốc độ tăng gần như nhanh hơn so với quy định của các chuyên gia dự đoán; sau giai đoạn rớt giá 1986-1987, giá vẫn ở mức thấp trong một thập kỷ rưỡi.


Lần này, quỹ đạo giá có khả năng được xác định bởi một nhân tố mới trong trò chơi năng lượng: dầu đá phiến. Chi phí cận biên của việc sản xuất đá phiến dầu (mức thay đổi trong tổng chi phí khi tăng sản lượng thêm một đơn vị) dao động trong khoảng từ 55 USD đến 70 USD/thùng. Cộng thêm một tỷ suất lợi nhuận 5 USD và biến động nguồn cung dầu lớn hiện nay, phân khúc giá sẽ trong phạm vi khoảng 60-75 USD cho mỗi thùng. Bất kể nhu cầu tăng hay giảm, điều này sẽ tự nhiên hình thành một giá đỡ cho giá dầu và có khả năng duy trì tại chỗ trong một khoảng thời gian dài.


Việc này đã tập trung mọi ánh nhìn tới quyết định của OPEC tháng 11 - nhằm tránh việc cắt giảm nguồn cung cấp dầu. Arabia Saudi đưa ra lý luận cụ thể rằng cắt giảm sản lượng đầu ra sẽ không làm tăng giá, mà chỉ đơn giản là nhường lại chỗ cho những “người chơi” mới bước vào và chiếm lĩnh thị phần.


Ảnh minh họa.


Tất nhiên, bức tranh này có thể bị phá vỡ, nếu chỉ một cuộc chiến tranh hoặc xung đột lớn trong khu vực cung cấp xuất khẩu dầu hạn chế là đã đủ để khiến giá cả tăng vọt. Nhưng trong trường hợp không có một cú sốc lớn bất ngờ, các công ty dầu mỏ sẽ vẫn chịu áp lực để tiếp tục tìm đầu ra cho nguồn dầu, thậm chí phải bán ở mức giá thấp. Trong khi đó, họ vẫn phải đấu tranh để giải quyết các khoản nợ khổng lồ mà họ phải gánh chịu vì đã rót tiền đầu tư khi giá dầu tăng cao. Điều này chính là nguyên nhân đã đẩy giá dầu tụt dốc trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 vừa qua.


Do đó, nhiều nước có lý do để mong đợi các nguồn cung cấp dầu vẫn còn đủ dồi dào và giá cả sẽ duy trì ở mức vừa phải vào năm 2016 nhằm hi vọng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu ước tính 0,5 % trong giai đoạn này. Điều này sẽ đặc biệt tác động mạnh tới các quốc gia như Ấn Độ và Indonesia, nơi mà các hóa đơn nhập khẩu dầu chiếm xấp xỉ 7,5% GDP. Trong thực tế, tài khoản vãng lai của Ấn Độ, vốn đã bị thâm hụt trong nhiều năm, có khả năng thặng dư trong năm nay.


Không những vậy, nó sẽ tạo ra một cơ hội duy nhất cho công cuộc cải cách chính sách năng lượng. Đối với nhiều nước, nhiên liệu đang được bao cấp nặng nề gây căng thẳng cho ngân sách nhà nước và vô hình chung gây ra việc tiêu thụ lãng phí. Giá dầu thấp nhen nhóm một ý tưởng để giảm trợ cấp và từ đó, chính phủ sẽ có thể đầu tư nhiều hơn cho các dịch vụ cơ bản và các chương trình phúc lợi xã hội tiến tới xóa đói giảm nghèo.


Nhưng việc đơn giản là kêu gọi các quốc gia giảm trợ giá thường trở nên vô nghĩa. Bởi ở những nước mà chính phủ quyết định giá gas như Ấn Độ và Indonesia đã làm gần đây, giá thị trường thấp hơn sẽ tự động làm giảm trợ giá. Đó là lý do tại sao giữ trợ cấp ở mức thấp là không phù hợp cho các nước đó.


Mục tiêu cần sẽ là chuyển đổi từ một hệ thống giá cố định với sự điều chỉnh thường xuyên sắc lệnh chính phủ sang một chế độ giá dựa trên thị trường, trong đó chính phủ cam kết chắc chắn không hạn chế giá cả, ngoại trừ các tình huống đặc biệt được thông qua trước. Trong tương lai, điều này sẽ tạo cho các quốc gia một lợi thế rất lớn khi đối mặt với quá trình biến động của giá dầu bởi người tiêu dùng và các nhà cung cấp bán lẻ sẽ không còn bị cắt giảm do các tín hiệu biến đổi về giá.


Tuy nhiên, vẫn tồn tại hai vấn nghiêm trọng nổi bật. Xét ở giai đoạn ngắn hạn, giá dầu giảm tạo ra những thách thức nghiêm trọng đối với những người đã đầu tư mở rộng sản xuất khi giá tăng cao. Hậu quả là hiện giờ, họ phải đối mặt với bài toán chi phí và nguy cơ thua lỗ. Nghiêm trọng hơn, giá dầu thấp hơn khiến việc tiêu thụ trở nên quá nhiều và lãng phí - những tác động lâu dài đối với môi trường này cộng với việc không quan tâm đầu tư vào các nguồn năng lượng thay thế sẽ thật sự trở thành một vấn đề gây đau đầu.


Các nhà hoạch định chính sách phải nhận định được những rủi ro này và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động của chúng. Cụ thể, chính phủ nên chuyển một phần tiền đầu tư cho dầu và các khoản trợ cấp liên quan sang cho các chương trình mục tiêu nhằm giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, đồng thời kết hợp chúng cùng chế độ ưu đãi thuế cho việc cải tiến và đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch.


Với cách tiếp cận đúng đắn, biến động giá dầu hiện nay có thể sẽ có một bước ngoặt quan trọng trên con đường hướng tới một tương lai bền vững hơn với đặc trưng là sự thịnh vượng chung và các tiến bộ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.



Lê Hoàng


Giá dầu châu Á tiếp tục giảm
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm

Giá dầu giảm trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 24/2 do tâm lý lo ngại của giới đầu tư đối với sự phục hồi yếu ớt của giá dầu, cùng với đó là lo ngại về nguồn cung dồi dào tại Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN