Đằng sau việc Mỹ gia tăng áp lực với Israel về xung đột ở Gaza

Nỗ lực giải thoát con tin thất bại và sự leo thang tiếp theo của cuộc giao tranh, bao gồm cả việc mở rộng xung đột sang khu vực Rafah, có thể đẩy nhanh sự thay đổi trong quan điểm của chính quyền Biden về cả chính trị và quân sự với Israel.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về xung đột ở Gaza, tại Nantucket, Massachusetts. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của Giáo sư Chuck Freilich và nhà nghiên cứu cấp cao Eldad Shavit thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS) ngày 12/3, trong thời gần đây, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những tuyên bố cứng rắn hơn đáng kể chống lại Thủ tướng Netanyahu và các chính sách của Israel.

Trong một lời chỉ trích bất thường, Tổng thống Biden hôm 9/3 tuyên bố rằng Thủ tướng Netanyahu đang “làm hại nhiều hơn là có lợi cho Israel và lợi ích của nước này”. Tổng thống Mỹ đã lặp lại quan điểm của mình rằng Israel có “quyền tiếp tục tấn công Hamas”, nhưng lưu ý hoạt động của Israel ở Rafah sẽ là một “ranh giới đỏ”.

Những bình luận của Tổng thống Biden được đưa ra sau bài phát biểu trong Thông điệp Liên bang tại Quốc hội Mỹ, trong đó ông tuyên bố rằng giải pháp hai nhà nước là “giải pháp thực sự duy nhất” và là cách duy nhất đảm bảo an ninh và dân chủ của Israel, rằng người Palestine có thể sống trong hòa bình và rằng Israel có thể chung sống ổn định với tất cả các nước láng giềng, bao gồm cả Saudi Arabia.

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận về con tin và lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, đồng thời đang liên lạc với các nhà lãnh đạo Arab, bao gồm cả Saudi Arabia, những nước “chuẩn bị hoàn toàn công nhận Israel và bắt đầu xây dựng lại khu vực sau những gì xảy ra sau Gaza - đó là một quyết định khó khăn nhưng có rất nhiều điều có thể làm được”.

Các chuyên gia của INSS nhận định rằng, những lời chỉ trích gay gắt của chính quyền Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng và thậm chí là tức giận trước những gì họ cho là việc Thủ tướng Netanyahu từ chối đáp ứng các yêu cầu của Mỹ và trở thành một trở ngại cho sự tiến bộ.

Mặc dù vậy, sự ủng hộ liên tục của nhà lãnh đạo Mỹ cho Israel vẫn kiên định và quyết tâm của ông - ngay cả khi đối mặt với sự chỉ trích gay gắt của một số người trong đảng Dân chủ - là không sử dụng việc cung cấp vũ khí làm phương tiện gây ảnh hưởng đến chính sách của Israel cũng vẫn vững vàng.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của các nỗ lực giải thoát con tin và sự leo thang tiếp theo của cuộc giao tranh, bao gồm cả việc mở rộng xung đột sang khu vực Rafah, có thể đẩy nhanh sự thay đổi trong quan điểm của chính quyền Biden, bao gồm cả quyết định sử dụng đòn bẩy chính trị (thúc đẩy một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về lệnh ngừng bắn) và quân sự (giảm viện trợ quân sự và/hoặc mở rộng các hạn chế sử dụng khoản viện trợ đó).

Vũ Thanh/Báo Tin tức (Theo inss.org.il)
Giới phân tích nêu lý do Mỹ nên sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Giới phân tích nêu lý do Mỹ nên sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Trong bài viết đăng tải trên mạng geopoliticalmonitor.com ngày 11/3, nhà nghiên cứu James Borton tại Viện Chính sách Đối ngoại Johns Hopkins (Mỹ) cho rằng mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện không chỉ giúp tăng cường quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Nam mà còn là cơ hội để Washington công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, qua đó giúp hai nước hưởng nhiều lợi ích kinh tế hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN