Làn sóng người tị nạn và di cư chạy trốn chiến tranh và đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi có lẽ còn làm gia tăng những khuynh hướng chính trị này, kích động những người theo chủ nghĩa dân túy phản đối nhập cư và làm suy yếu các đảng phái truyền thống trong chính phủ. Cánh trung - hữu là bên được lợi thế chính về mặt bầu cử nhờ cuộc khủng hoảng tài chính Khu vực đồng euro (Eurozone) trước khi làn sóng di cư trở thành tâm điểm chú ý. Song, hiện phái này đang đối mặt với áp lực gia tăng trong việc phải chấp nhận những phát biểu và những chính sách của các nhóm cực hữu đang hồi sinh vốn phản đối liên minh châu Âu.
Những người di cư được cứu sống trong vụ chìm tàu được đưa về trung tâm người tị nạn ở Zuwara, Libya ngày 28/8. Ảnh: THX/TTXVN |
Trong các cuộc bầu cử ở các nước Tây Âu năm nay, các đảng phái trung - hữu thực hiện các chính sách "thắt lưng buộc bụng" hầu như đều trở nên nổi trội, ngoại trừ Hy Lạp, song thường suy yếu dần do mất phiếu bầu và ghế trong quốc hội. Các cử tri ở Canada hôm 19/10 và ở Ba Lan vào ngày 25/10 trong các cuộc thăm dò dư luận - cho thấy thành tựu kinh tế không nhất thiết phải được thưởng về mặt chính trị. Thực tế, những lo ngại về nạn nhập cư đang chi phối tình hình kinh tế ở nhiều nước châu Âu, trở thành yếu tố quyết định việc bỏ phiếu.
Theo các số liệu, trung bình, các đảng cực hữu tăng tỷ lệ phiếu bầu của mình lên 30% trong vòng 5 năm sau khủng hoảng tài chính. Cử tri bị mê hoặc bởi những giọng điệu chính trị của phái cực hữu thường mang khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa hoặc bài ngoại. Sự phân hóa chính trị tăng lên khiến việc điều hành khó khăn hơn và thường kéo theo sự gia tăng các cuộc biểu tình trên đường phố. Làn sóng người tị nạn lớn nhất sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai diễn ra đồng thời với sự phục hồi chậm chạp sau khủng hoảng nợ công Eurozone đã khiến cho những khuynh hướng trên càng có khả năng xảy ra, dù những cuộc biểu tình đông đảo hiện đã bị hạn chế bởi sự thờ ơ chính trị và sự gia tăng của chủ nghĩa cá nhân.
Ở các nước chịu khủng hoảng chính như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp, cánh tả cực đoan đã lớn mạnh hơn cánh cực hữu kể từ năm 2010. Các đảng phái chính nắm quyền lực chính trị trong nhiều thập kỷ đang thu hẹp lại, khiến cho việc thành lập liên minh trở nên khó hơn và khả năng có những nội các thiểu số bất ổn. Liên minh trung - hữu ở Bồ Đào Nha tháng này khó giành được đa số ghế, và đảng Xã hội đối lập - có thể chỉ giành được chút lợi thế - đang cân nhắc việc có nên liên kết với đảng Cộng sản và các đảng cánh tả cực đoan để nắm quyền hay không. Ở Thụy Điển, Thủ tướng Stefan Lofven thuộc đảng Xã hội đang đứng đầu một chính phủ thiểu số bất ổn, phụ thuộc vào sự mặc nhận của các đảng trung - hữu. Các đảng này đã rút khỏi một thỏa thuận ngân sách với ông trong tháng này song lại không kết hợp với đảng Dân chủ cực hữu phản đối nhập cư để lật đổ ông.
Sự yếu kém của nhiều chính phủ châu Âu theo quy luật sẽ khiến cho họ khó khăn hơn trong việc thuyết phục xã hội chấp nhận một số lượng lớn người di cư, khiến cho các đối tác Liên minh châu Âu (EU) xung đột nhiều hơn trong việc chia sẻ gánh nặng tài chính và con người. Janis Emmanouilidis, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Chính sách châu Âu ở Brussels, nói: “Một năm sau khi bắt đầu một vòng quay chính trị mới, EU và các thành viên lại đang ở thế phải chữa cháy”. Họ thiếu một thủ đô chính trị để thực hiện những cải cách mạnh bạo ở khu vực đồng euro hoặc về những chính sách nhập cư và tị nạn của khối mà nhiều chuyên gia cho là cần thiết. Thay vào đó, điều có thể thấy ở EU trong một vài năm tới là “sự phản ứng và phòng vệ một cách lúng túng”.