Cặp đôi 'kỳ lạ' của EU

Mối quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel chưa bao giờ xuống thấp như hiện nay.

Chú thích ảnh
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phải ngồi nghê sofa khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tiếp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Politico

Theo trang tin Politico.com, khi những nhà lãnh đạo của các quốc gia quyền lực nhất thế giới gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) vào tuần tới, Liên minh châu Âu (EU) đang đang thể hiện một mặt trận không thống nhất.

Thay vì phối hợp, hai quan chức hàng đầu của EU - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel - nhiều khả năng "tránh mặt nhau" khi các nhân viên phục vụ tổ chức chuyến đi theo hướng dẫn nghiêm ngặt để có hành trình độc lập.

Trong gần 3 năm kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, quan hệ giữa ông Michel và bà Leyen đã trải qua một sự rạn nứt bất thường, với các nhân viên từ hai cơ quan không được trao đổi và hai nhà lãnh đạo hạn chế cùng tiếp xúc trong các cuộc gặp gỡ với các quan chức bên ngoài.

Mối quan hệ chia rẽ không chỉ tác động đến chương trình nghị sự chính trị và lập pháp của EU, mà còn ảnh hưởng đến hành động cân bằng tinh tế giữa hai cơ quan hàng đầu của EU. Nó cũng đe dọa làm suy giảm vị thế của EU trên thế giới. 

Một trong những trọng tâm của G20 sẽ là cuộc gặp giữa ông Michel và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh. Trong bối cảnh những chia rẽ trong EU về cách ứng phó với Bắc Kinh, đây được coi là một cuộc họp quan trọng, nhưng bà Leyen đã không được mời tham dự cuộc họp này. Nguyên nhân: Bà Leyen đã từ chối cho phép ông Michel tham dự cuộc họp chung với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại G7 ở Đức vào tháng 6 năm nay. 

Sự cạnh tranh giữa Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu từ lâu đã trở thành một thách thức do căng thẳng cấu trúc cố hữu trong hệ thống phức tạp của EU.

Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của EU, với khả năng đề xuất luật, khiến Chủ tịch Ủy ban này trở thành trung tâm trong hầu hết mọi sáng kiến ​​của EU. Nhưng Hội đồng châu Âu là nơi các nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ họp để biến các đề xuất thành luật. Mặc dù Chủ tịch Hội đồng đóng vai trò điều phối, điều tiết cuộc tranh luận giữa những người ra quyết định thực sự, vị trí này được cho là có quyền lực thực sự của khối.

Với hai vai trò đảm nhiệm các lĩnh vực trách nhiệm chồng chéo, kết quả là càng làm tăng thêm sự phức tạp khi nói đến EU. Theo nhiều quan chức EU, sự xung đột về tính cách giữa những người đứng đầu đương nhiệm hiện tại đã khiến sự cạnh tranh giữa Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu lên một cấp độ mới. 

Các cuộc gặp giữa bà Leyen và ông Michel hầu như không xảy ra, ngay cả trong thời gian trước thềm các hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu, diễn đàn nơi EU muốn đạt được tiến bộ nhằm đối phó với những thách thức chiến lược lớn.

Các quan chức từ các quốc gia thành viên EU và các cơ quan quốc tế thường bối rối không biết bên đối thoại của họ nên là ai. Ví dụ, trong các cuộc thảo luận luân phiên về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, các đại diện của Liên hợp quốc đã rất ngạc nhiên khi một nhân viên cấp cao của EU trước đây từng tham gia các cuộc đàm phán bất ngờ bị loại khỏi các cuộc họp tiếp theo. 

Một quan chức EU nói trong điều kiện giấu tên cho biết: “Sự kết nối (giữa Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu) đã hoàn toàn bị cắt đứt".

Theo các quan chức của cả Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu, sự rạn nứt trong quan hệ đã ảnh hưởng đến hoạt động của EU.

Mặc dù hai nhà lãnh đạo thường xuất hiện cùng nhau trong các cuộc họp báo sau những hội nghị thượng đỉnh, cuộc đối thoại về các vấn đề hàng ngày giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên thân cận của họ hầu như không diễn ra.

Một quan chức EU lâu năm khác cho biết mối quan hệ giữa hai cơ quan trên chưa bao giờ thấp như vậy. Quan chức này nói: “Trong một cuộc khủng hoảng, EU phải xích lại gần nhau. Về mặt cấu trúc, hai thể chế đang xung đột. Đôi khi không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng”.

Công Thuận/Báo Tin tức
Mỹ và EU 'dội gáo nước lạnh' vào kế hoạch hồi sinh TTIP của Đức
Mỹ và EU 'dội gáo nước lạnh' vào kế hoạch hồi sinh TTIP của Đức

Các quan chức ở Washington và Brussels đã "dội gáo nước lạnh" vào kế hoạch tái khởi động cuộc đàm phán thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) của Thủ tướng Đức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN