Mặc dù Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh rằng việc ra đời của AIIB nhằm bổ sung chứ không phải thách thức hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu, song Mỹ - vốn thông qua các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để chi phối trật tự tài chính thế giới - không những từ chối tham gia, mà còn khuyên can, thậm chí là ngăn cản các đồng minh tham gia AIIB. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong lần vận động cho Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nói rõ rằng Mỹ có quyền đề ra các quy tắc quốc tế, quyết không để Trung Quốc nắm lấy quyền này. Điều này cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc duy trì các quy tắc quốc tế hiện nay.
Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần (giữa) phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của AIIB tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). |
Mặc dù Trung Quốc là cổ đông lớn nhất trong AIIB, chiếm 26,06% cổ phần (cổ đông lớn thứ hai là Ấn Độ và thứ ba là Nga lần lượt nắm 7,5 % và 5,92% cổ phần), song Trung Quốc không có quyền phủ quyết. 57 nước thành viên sáng lập đều có một đại diện trong ban Hội đồng quản trị của AIIB, song chỉ có 12 thành viên trong Hội đồng quản trị này mới có quyền bỏ phiếu quyết định các quyết sách của AIIB. Nếu AIIB có khả năng thực hiện nguyên tắc quản trị công bằng, minh bạch và chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ là một minh chứng khác cho quá trình tái cân bằng kinh tế thế giới, giống như điều Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Graham Menia từng nói.
Các nhà phê bình nhận định rằng mục đích Trung Quốc khởi xướng việc thành lập AIIB để tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển, trên thực tế là muốn xuất khẩu công suất sản xuất dư thừa nghiêm trọng nhằm đạt được sự cân bằng và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc. Nếu coi lập luận này là có căn cứ, bởi sự thiếu thốn nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển là vấn đề cản trở sự tiến bộ kinh tế và xã hội là một thực tế không thể phủ nhận. Việc Trung Quốc muốn thông qua AIIB để chuyển nguồn cung ứng dư thừa quá mức và đáp ứng nhu cầu xây dựng to lớn của các nước đang phát triển, bản thân nó không phải là một việc xấu, thậm chí còn có thể đạt được kết quả cùng thắng.
Một điều đáng chú ý là AIIB hoàn toàn không giống với IMF hoặc WB, có các điều kiện cho vay kèm theo đối với các nước đi vay, bao gồm phải cải cách kinh tế, chính trị. Kinh nghiệm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã chứng minh rằng các điều kiện khắc nghiệt kèm theo có thể khiến cho các nước đi vay rơi vào khủng khoảng trầm trọng hơn, giống như trình trạng khủng hoảng của Indonesia trước đây.
Trong những ngày đầu năm 2016, việc thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc liên tục chạm đáy đã tác động đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại ngày càng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường quốc tế. Tất cả những điều này cho thấy Trung Quốc cùng với việc có ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức về chính trị và kinh tế ngày càng lớn. Biểu hiện của AIIB sau này chắc chắn sẽ ngày càng bị giám sát nhiều hơn bởi các nước trên thế giới, và vai trò của Trung Quốc sẽ ngày càng quan trọng. Nếu có thể cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu, bảo đảm cho các nước đang phát triển có cơ hội lựa chọn các khoản vay lý tưởng hơn, thì AIIB và cả Trung Quốc sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với cấu trúc tài chính quốc tế trong tương lai.