Vì sao đảng của đương kim tổng thống Mỹ thường thất bại trong bầu cử giữa kỳ?

Đảng của Tổng thống Mỹ đương nhiệm luôn để mất ghế Quốc hội vào tay đảng đối lập sau mỗi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Chú thích ảnh
Tổng thống Mỹ các đời từ trái qua phải: Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama và Donald Trump. Ảnh: Newsone TV

Bầu cử giữa kỳ không phải là một ưu thế với chính đảng của tổng thống đương nhiệm. Theo thống kê kết quả lịch sử, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hiện đại dẫn đến việc chính đảng của tổng thống trung bình mất đến 30 ghế tại Hạ viện và Thượng viện.

Bầu cử giữa kỳ, tổ chức trong năm thứ hai nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống, thường được coi là một thước đo mức độ tín nhiệm của đảng chiếm đa số trong quốc hội trước cử tri. Thông thường, ngoại trừ một số ít trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, kết quả của chúng "khá xấu xí".

Có nhiều giả thuyết nêu lý do tại sao đảng của tổng thống lại gặp thất bại trong một cuộc bầu cử giữa kỳ.

Một lý giải được đưa ra là nếu một tổng thống Mỹ từng được bầu với số phiếu áp đảo, hoặc vì “Hiệu ứng coattail”, thì tổng thống đó sẽ bị thua đậm trong cuộc bầu cử giữa kỳ.

“Hiệu ứng coattail" là hiệu ứng ở đó khi một ứng cử viên giữ một ưu thế rõ rệt trong cuộc vận động tranh cử và nắm chắc phần thắng trong tay thì dĩ nhiên là nhiều người khác muốn nắm vào "đuôi áo" ông ấy để dành thêm phiếu của cử tri.

Vậy điều gì xảy ra trong 2 năm trước khi cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra. “Tỷ lệ thắng trước đó của Tổng thống càng mạnh hoặc giành được nhiều số ghế hơn khi đắc cử thì nguy cơ ‘mất ghế sau đó’ của chính đảng ủng hộ tổng thống càng cao”, nhà nhận định Robert S. Erikson thuộc Đại học Houston, viết trong Tạp chí Chính trị.

Trong khi đó, một nguyên do khác dẫn đến sự thất bại của chính đảng ủng hộ tổng thống là “cú trừng phạt dành cho nhà lãnh đạo” – một khuynh hướng mà những cử tri đi bỏ phiếu chỉ vì họ thấy tức giận.

Nếu cử tri tức giận tham gia bỏ phiếu nhiều hơn những cử tri hài lòng, đảng của tổng thống sẽ thua. Tại Mỹ, nếu cử tri không hài lòng với đảng của tổng thống thì họ sẽ loại một số thượng nghị sĩ và thành viên Hạ viện của đảng đó ra khỏi Quốc hội.

Những thất bại bầu cử giữa kỳ tồi tệ nhất

Bầu cử giữa kỳ được tổ chức 2 năm sau cuộc bầu cử Tổng thống; 1/3 ghế trong Thượng viện và tất cả 435 ghế trong Hạ viện đều có nguy cơ bị đe dọa.

Trong 21 cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được tổ chức từ năm 1934, chỉ có hai lần đảng của đương kim tổng thống giành được đủ ghế để kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện: cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Franklin Delano Roosevelt và cuộc bầu cử giữa kỳ của Tổng thống George W. Bush. Trong ba lần khác, đảng của đương kim tổng thống giành được ghế Hạ viện và một kết quả hòa. Còn lại các lần tổn thất sau bầu cử giữa kỳ thường có xu hướng xảy ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống.

• Năm 2010, dưới thời của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, đảng Dân chủ mất 69 ghế, trong đó 63 ghế tại Hạ viện và 6 ghế Thượng viện.

• Năm 2006, dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, đảng Cộng hòa mất 36 ghế, gồm 30 ghế Hạ viện và 6 người Thượng viện. Kết quả năm đó phản ánh các cử tri đã quá mệt mỏi với cuộc chiến tranh ở Iraq.

• Năm 1994, đảng Dân chủ mất 60 ghế, trong đó 52 ghế trong Hạ viện và 8 ghế Thượng viện, khi đảng Dân chủ của Tổng thống Bill Clinton phải đối mặt với một cuộc "Cách mạng Cộng hòa" do Newt Gingrich – nghị sĩ phe bảo thủ dẫn đầu.

• Năm 1974, dưới thời Tổng thống Cộng hòa Gerald Ford, đảng Cộng hòa mất 63 ghế, gồm 48 ghế Hạ viện và 5 người Thượng viện. Cuộc bầu cử được tổ chức chỉ vài tháng sau khi cựu Tổng thống Richard M. Nixon từ chức vì bê bối Watergate.

Trong số các lần bầu cử giữa kỳ, vẫn có những trường hợp đảng của tổng thống đương nhiệm giành được thêm ghế trong Quốc hội.

• Trong bầu cử giữa kỳ năm 2002, đảng Cộng hòa của Tổng thống Bush giành được thêm 10 ghế, gồm 8 ghế Hạ viện và 2 ghế Thượng viện. Cuộc bầu cử được tổ chức 1 năm sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, và sự nổi tiếng của Tổng thống đảng Cộng hòa đã tăng lên đáng kể trong bối cảnh tình cảm yêu nước mạnh mẽ dâng trào trong lòng cử tri.

• Năm 1998, đảng Dân chủ giành thêm 5 ghế tại Hạ viện, trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Clinton - ngay cả khi ông phải đối mặt với các phiên xử luận tội liên quan đến vụ bê bối Monica Lewinsky.

• Năm 1934, đảng Dân chủ giành thêm 18 ghế, gồm 9 ghế Hạ viện và 9 ghế Thượng viện, trong lúc Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đưa ra Thỏa thuận mới để giảm bớt tác động của cuộc Đại suy thoái.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Các kịch bản của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ
Các kịch bản của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 được coi như cuộc chưng cầu ý dân đối với ông chủ hiện tại của Nhà Trắng. Kết quả bầu cử có thể đưa Tổng thống Mỹ Donald Trump đi nốt chặng đường 2 năm cuối nhiệm kỳ với hai ngã rẽ, một là nhiều sóng gió và hai là nhận được nhiều động lực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN