Người phổ biến điệu múa tắc xình

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh, ở thôn Đồng Tâm, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) “bén duyên” với điệu múa tắc xình khi làm trưởng thôn năm 1995.


Thời điểm đó, Đồng Tâm được huyện Phú Lương chọn là thôn điểm để xây dựng làng văn hóa đầu tiên của huyện. Nhiệm vụ của trưởng thôn lúc bấy giờ là phải tìm ra một “điểm nhấn” văn hóa để nhân rộng và phát huy trong đời sống của cộng đồng. Vậy là ông Tĩnh lặn lội đi tìm gặp những nghệ nhân cao tuổi của huyện để xin “thỉnh giáo”.

Được người dân giới thiệu ông Vi Văn Cải, một nghệ nhân cao tuổi dân tộc Sán Chay đang sở hữu cả một kho tàng văn hóa dân gian truyền miệng, ông Tĩnh đã tìm gặp. May mắn sao, ông Vi Văn Cải cũng đang cần tìm người để truyền lại cái “kho văn hóa” của mình. Rồi “thầy” Cải tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho “trò” Tĩnh điệu múa tắc xình-một điệu múa dân gian thường được bà con Sán Chay trình diễn trong Lễ hội Cầu Mùa. Khi tìm hiểu và được tham gia trình diễn cùng mọi người, ông Tĩnh thấy thích thú vô cùng. Múa tắc xình đạo cụ rất đơn giản. Chỉ với những ống tre, vầu, nứa, người dân đã tạo nên âm nhạc cho điệu múa với giai điệu rất vui nhộn và ai cũng có thể tham gia...

Điệu múa tắc xình

Sau khi lĩnh hội được tinh thần của điệu múa tắc xình, ông đã truyền dạy cho đội văn nghệ xóm Đồng Tâm. Từ thời điểm đó, mỗi dịp Đồng Tâm có lễ hội, bà con dân tộc Sán Chay lại rộn ràng tham gia vào điệu múa tắc xình.

Ông Tĩnh đã thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc Sán Chay và đã hoạt động rất hiệu quả trong nhiều năm qua. Đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại, ông chủ động tìm tòi, thay đổi vũ điệu từ cặp đôi thành cặp tứ, cũng như trang phục… để điệu múa ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn.

Sự miệt mài, tâm huyết với văn hóa dân gian của nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh đã được ghi nhận và đền đáp xứng đáng. Vào tháng 10/2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận điệu múa tắc xình của dân tộc Sán Chay huyện Phú Lương là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Bài và ảnh: Ngọc Ánh
Những điệu múa của đồng bào  các dân tộc Sơn La
Những điệu múa của đồng bào các dân tộc Sơn La

Theo thống kê của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sơn La hiện có khoảng 3.250 đội văn nghệ quần chúng của các làng, bản, các đơn vị, trường học, hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả tương đối tốt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN