Xe buýt nhanh BRT đã vận hành nhanh hơn buýt thường

Đúng vào giờ cao điểm sáng nay, khi người dân trở lại làm việc sau nghỉ Tết, lưu lượng phương tiện gia tăng đông trên tuyến, song buýt nhanh BRT đã vận hành trôi chảy, chuẩn thời gian lộ trình 40 phút/chuyến, nhanh hơn buýt thường từ 5 – 10 phút.

* Khi ý thức tự giác nâng lên

Tất cả các phương tiện đều nhường đường cho buýt nhanh trên đoạn tuyến hẹp Láng Hạ

Khi các nút giao đều có thanh tra, CSGT chốt trực phân làn

Suốt tuyến buýt nhanh Bến xe Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa dài 14,7 km chạy qua 21 nhà chờ dọc tuyến, anh Nguyễn Thanh Lâm điều khiến buýt nhanh BKS 29B – 154.60 chạy băng băng trên làn đường dành riêng, với vận tốc tối đa 30 km/giờ, ra vào nhà chờ đúng giờ. Xe buýt xuất phát lúc 8 giờ 15 phút tại Bến xe Kim Mã và về Bến xe Yên Nghĩa đúng 8 giờ 55 phút, chuẩn lộ trình 40 phút/chuyến. Xe chỉ phải dừng lại khi chờ tín hiệu đèn giao thông và tránh phương tiện tại các nút giao.

Nhiều hành khách đồng tình buýt nhanh hoạt động văn minh, hiện đại, tiện lợi

Anh Lâm cho hay, việc đưa vào vận hành tuyến buýt BRT này sẽ nâng cao năng lực vận tải khách công cộng của Hà Nội, thu hút hành khách trên tuyến có thói quen sử dụng, giảm ùn tắc giao thông. Mặc dù áp lực giao thông sẽ ảnh hưởng đến vận hành, nhưng với sự phối hợp của các lực lượng chức năng sẽ góp phần làm thay đổi ý thức giao thông của người tham gia giao thông, xây dựng nếp sống văn minh hiện đại. 

“Mặc dù vào giờ cao điểm, nhưng nếu mỗi nười tham gia giao thông đều có ý thức tự giác tuân thủ luật giao thông, buýt nhanh sẽ phát huy hiệu quả sử dụng và tiện tích cho người dân. Nếu tần suất đạt chuẩn 40 phút chuyến, ngày thường sẽ có 358 chuyến /ngày, chủ nhật 264 chuyến /ngày, từ 5-10-15 phút/lượt, ùn tắc sẽ thuyên giảm, khi nhiều người sử dụng buýt nhanh. Vì vậy, rất cần ý thức tự giác của người dân.”, anh Lâm nói.

Theo Thiếu úy Nguyễn Đức Long, cảnh sát giao thông Đội 6 (Phòng CSGT Hà Nội) chốt trực trên tuyến đường Lê Văn Lương có buýt nhanh hoạt động, lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng chức năng đang nghiên cứu thay đổi thời gian chờ đèn tìn hiệu giao thông tại các nút giao, với việc tăng giảm hợp lý số giây hoạt động, sẽ góp phần đảm bảo buýt nhanh hoạt động thông thoáng. 

* Mong buýt nhanh hết “sạn”

Nhà chờ Lê Văn Lượng vẫn chưa có đường dẫn cho hành khách

Cần có nhân viên hướng dẫn cho người cao tuổi đi buýt nhanh tại các nhà chờ, không rất nguy hiểm

Thậm chí hành khách xuống xe ngại đi đường dẫn, mà đi luôn xuống lòng đường để đi tắt rất nguy hiểm

Bác Nguyễn Lộc, ở Phố Thành Công, hành khách trên buýt nhanh hồ hởi: “Đáng nhẽ, buýt nhanh phải đưa vận hành, phục vụ người dân từ lâu, bởi sự văn minh, lịch sự, không ô nhiễm môi trường. Buýt nhanh hoạt động sẽ dần làm thay đổi ý thức người tham gia giao thông trên tuyến và những người có thói quen đi xe buýt. Tuy nhiên, hiện nay, việc kết nối với các tuyến buýt khác chưa đồng bộ. Khi xuống bến dọc tuyến, muốn chuyển sang tuyến khác để đi tiếp sẽ phải đi bộ khá xa…”

Không ít phương tiện cố tình đi lấn làn

Và vẫn là những phép thử buýt nhanh khi qua các nút giao ùn tắc

Bác Nguyễn Thị Ba, ở phố Thái Hà cũng cho hay, đường dẫn vào các nhà chờ buýt nhanh khá dài, khiến nhiều người ái ngại. Thêm vào đó, nhiều người cao tuổi vẫn còn chưa biết lối vào để lên xe. Vì vậy, rất cần có nhân viên hướng dẫn tại các nhà chờ để chỉ dẫn người dân, không rất nguy hiểm khi đón xe…”

Thực tế, nếu không có lực lượng CSGT , Thanh tra giao thông và công an cơ sở thường xuyên chốt trực ở các nút giao để phân luồng, phân làn cho buýt nhanh hoạt động, nhất là vào giờ cao điểm, thì tình trạng lấn làn buýt nhanh khó tránh khỏi. 

Theo phản ánh của nhiều người dân, việc xử phạt vi phạm giao thông trên tuyến khi có buýt nhanh hoạt động cần phải xử lý nghiêm minh, công bằng, minh bạch, mới tạo thói quen sử dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của buýt nhanh.

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, buýt nhanh là tuyến đường vận tải hành khách công cộng quan trọng đầu tiên, nên việc áp dụng vào thực tế tình hình giao thông chật chội như ở Hà Nội là rất khó khăn. Vì vậy, sau khi áp dụng sẽ còn tiếp tục lắng nghe và điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
Tiến Hiếu
Hà Nội: Xe buýt nhanh chật vật di chuyển trong ngày đầu hoạt động
Hà Nội: Xe buýt nhanh chật vật di chuyển trong ngày đầu hoạt động

Sáng 31/12, tuyến buýt nhanh (BRT) Bến xe Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa đã chính thức lăn bánh. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù lưu lượng người tham gia giao thông đã giảm mạnh, nhưng buýt nhanh vẫn chật vật chạy vì phải nhường đường cho các phương tiện khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN