Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh tương đương các nước đứng đầu ASEAN

Giai đoạn 2017 - 2018, Việt Nam phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh tương đương các nước đứng đầu khu vực ASEAN; đồng thời cùng thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và số hóa nền kinh tế.

Đây là thông tin được cho biết tại hội thảo "Số hoá nền kinh tế Việt Nam: Tăng cường sức mạnh cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập thị trường toàn cầu”, do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (US-ABC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh, ngày 15/6.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có sự tăng đáng kể trong những thay đổi kỹ thuật số. Do đó, ông Sanket Ray, Giám đốc Điều hành Coca-Cola Việt Nam đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo lần này, đã tạo ra một diễn đàn tương tác và là nơi mà các tập đoàn đa quốc gia lâu đời có thể chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp Mỹ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam để họ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Điều này cũng phản ánh cam kết của của các doanh nghiệp Mỹ trong việc giúp tạo ra các giá trị cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát triển phù hợp với các ưu tiên của hai nước.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về năng lực sáng tạo, trình độ khoa học công nghệ đối với doanh nhân Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khởi nghiệp.

Đồng thời, nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là những chương trình hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, số hóa nền kinh tế.

Theo ông Võ Tân Thành, trong năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã rất quyết liệt trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Riêng VCCI đã phối hợp với Tập đoàn Microsoft Việt Nam triển khai Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phát triển bền vững", nhằm cải thiện năng lực hoạt động, giúp doanh nghiệp năm bắt tốt hơn cơ hội kinh doanh mới, giải quyết hiệu quả các thách thức phát triển bền vững.

Hiện tại, dự án đang tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực nguyên vật liệu, dịch vụ, thương mại...

Đối với thị trường Việt Nam, bán lẻ đang là ngành có nhiều triển vọng, tiếp tục trở nên năng động và được dẫn dắt bởi việc tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng như niềm tin của khách hàng.


Việc sử dụng hiệu quả công nghệ và sự hợp tác mạnh mẽ với đối tác cung ứng hậu cần dày dặn kinh nghiệm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có hưởng lợi và điều kiện thuận lợi phát triển kinh doanh cả trong châu Á và trên toàn thế giới.

Theo ông Daryl Tal, Giám đốc Điều hành Công ty UPS Việt Nam, khách hàng trực tuyến ở châu Á có sự hiểu biết công nghệ và bắt kịp xu hướng mới một cách tuyệt vời, việc sử dụng các thiết bị di động và trải nghiệm cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm và sự trung thành của khách hàng.
Do đó, làm thế nào để tối ưu hoá kinh nghiệm trực tuyến và chuỗi cung ứng điện tử để công nghệ có thể định hướng người tiêu dùng trên mạng và trong thực tế, sẽ góp phần tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện nay các công nghệ được sử dụng phổ biến là công nghệ đám mây đã tạo được sự đột phá về công nghệ trong tiếp thị và tận dụng thanh toán kỹ thuật số cho tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Mỹ Phương (TTXVN)
Giám sát thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh lĩnh vực hải quan
Giám sát thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh lĩnh vực hải quan

Ngày 26/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm việc với Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực hải quan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN