TP Hồ Chí Minh cần thu hút đầu tư và nhân tài để xây dựng đô thị thông minh

Theo các chuyên gia kinh tế, để xây dựng đô thị thông minh, thành phố TP Hồ Chí Minh cần tập trung vào các chính sách thu hút đầu tư và giữ chân nhân tài, đào tạo nguôn nhân lực kế thừa.

Cụ thể, nguồn nhân lực có thể tuyển chọn ngay từ trong trường học, hay khơi dậy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, đồng thời tập trung thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia vào xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông. Đây là những giải pháp được các doanh nghiệp, diễn giả, chuyên gia nước ngoài đưa ra tại các phiên thảo luận chính của diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2018 (HEF 2018) vào chiều 23/11.

Thực hiện số hóa, quốc tế hóa

Chú thích ảnh
Các phiên thảo luận tại Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh 2018 

Theo bà Pipa Turvanen, Giám đốc liên lạc của Turku Science Park Ltd, việc quốc tế hóa và số hóa là động lực cho chính sách sáng tạo và phát triển kinh tế của một thành phố nói riêng và một quốc gia nói chung. Bởi điều đó sẽ tạo ra các phương thức hoạt động hoàn toàn mới, làm cho các thành phố và vùng trở nên sinh động, năng động và đáng sống hơn.

Cụ thể, với mức độ số hóa lớn, qua các nền tảng sáng tạo mở, các thành phố có thể mở các giao diện vật lý và kỹ thuật của mình thông qua các ứng dụng thông minh.

Ví dụ như ở Turku, việc ứng dụng số hóa sẽ tạo sự chỉ dẫn, đây được xem như một nền tảng vật lý, là dự án phát triển hệ sinh thái ở bờ biển của sông Aura. Ở đây, chính quyền thành phố đã mở các tài nguyên dữ liệu liên quan cho các công ty tìm hiểu và tận dụng nó vào việc sử dụng sông và bờ biển theo hướng tích cực và kết nối toàn diện.

“Khi xây dựng thành phố thông minh, chúng ta cần gắn với tư duy đổi mới sáng tạo, trong đó các cơ quan chức năng cần coi doanh nghiệp là trọng tâm, động lực cho sự đổi mới sáng tạo. Bởi vai trò của các công ty, doanh nghiệp là rất cần thiết, nếu không có họ thì các sáng kiến của các bạn sinh viên sẽ nông cạn và không đi vào thực tiễn”, bà Pipa Turvan cho biết thêm.

Về phía doanh nghiệp, Tiến sỹ Ahmad Magard, Tổng thư ký Liên đoàn sản xuất Singapore cho rằng: "Muốn xây dựng thành phố, đô thị thông minh, đáng sống, cần có một tầm nhìn chung hấp dẫn để tạo ra các doanh nghiệp mạnh và kiên cường, không chỉ thành công mà còn nâng cao được khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của TP Hồ Chí Minh. Những doanh nghiệp này có khả năng hợp tác, quan hệ đối tác chiến lược với các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài khác để cùng sản xuất và chuyển giao các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, dịch vụ chuyên nghiệp cho khu vực và trên toàn cầu. Muốn thực hiện điều này, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng năng lực đặc biệt, khai thác và tận dụng công nghệ số triệt để để phát triển và thiết lập các liên minh chiến lược với các bên liên quan, cụ thể là khách hàng, nhà cung cấp, đoàn thể và nhà quản lý để tăng cường tiềm năng của mình".

Đẩy mạnh liên kết vùng

Bà Tan Poh Hong, Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu các Thành phố đáng sống của Singapore, cho biết một thành phố đáng sống phải có 3 yếu tố: môi trường bền vững, chất lượng sống tốt và đời sống cao.

Singapore đã xây dựng khá thành công 3 yếu tố trên. Nhờ đó, các nhà quản lý đã xây dựng Singapore theo hướng có chất lượng sống cao. Cụ thể, nhà ở có quy hoạch phù hợp, xung quanh có môi trường sống và vệ sinh tốt, cơ sở y tế gần nhà ở, đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân sinh sống. Các cơ sở hạ tầng xung quanh nhà ở cũng được hoàn thiện và xây dựng hướng đến phục vụ con người.

Chú thích ảnh
Các đơn vị, doanh nghiệp trưng bày sản phẩm sáng tạo tại Diễn đàn kinh tế  TP Hồ Chí Minh năm 2018.

“Trước kia, các nhà quy hoạch đô thị của Singapore quan niệm “xây đường xung quanh xe hơi”, tuy nhiên quan điểm này đã dược thay đổi. Hiện nay, Singapore quan niệm “xây đường xung quanh con người”, phục vụ con người và thay đổi luôn thói quen tham gia giao thông của người dân. Người dân Singapore cũng được vận động đi bộ để cải thiện sức khỏe, khuyến khích tham gia các phương tiện giao thông, chia sẻ xe hơi cùng nhau… để tiết kiệm chi tiêu, hạn chế các phương tiện giao thông.

Các khu vực nhà ở trong trung tâm cũng chuyển sang hướng xây dựng thành phố xanh, nghĩa là chuyển từ quan điểm “khu vườn trong thành phố” sang “thành phố trong khu vườn” để tạo ra không gian sống xanh khắp thành phố. Ngày nay, nhờ những thay đổi cả về chính sách lẫn quan điểm nên càng ngày càng nhiều người ở các quốc gia khác đến sinh sống, làm việc tại Singapore.

Ở góc độ khác, khi bàn về các giải pháp xây dựng đô thị sáng tạo tại TP Hồ Chí Minh, ông Ousmane Dion, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng, để phát huy vai trò của khu đô thị sáng tạo, bên cạnh việc phát huy nội lực của thành phố, thành phố cũng cần liên kết chặt chẽ với các khu vực xung quanh như: Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… Cần phải có các chính sách thu hút, giữ chân và phát triển nhân tài ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kỹ năng kỹ thuật, nâng cấp kỹ năng, tạo ra môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài.

Đồng quan điểm với ông Ousmane Dion, Tiến sỹ Ahmad Magard cho biết: "Khu vực phía Nam, đặc biệt là Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi rất lớn trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh cũng thân thiện hơn. Tuy nhiên, vẫn cần nỗ lực hơn để cải thiện về môi trường kinh doanh. Điều này cần sự hỗ trợ cũng như sự nỗ lực rất nhiều từ Chính phủ. Mặt khác, Chính phủ cũng cần phải đầu tư nhiều hơn vào vốn con người và phát triển nhân tài, có cơ chế khuyến khích cho khối tư nhân để họ mạnh dạn hơn trong việc tiếp xúc với với các viện, trường nghiên cứu. Cần có các chính sách ưu đãi, cụ thể là ưu đãi thuế, từ đó giúp các doanh nghiệp đầu tư về nhân lực và liên kết với viện, trường để đổi mới về công nghệ".

“Quan trọng nhất vẫn là cần tạo ra môi trường sống tốt và làm việc thông thoáng. Hiện nay, áp lực về giao thông, môi trường sống không tốt cũng ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động. Để thu hút được các nhân tài nước ngoài và để lao động Việt Nam không bị chảy máu chất xám, TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói cung cần có môi trường sống tốt hơn để tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống và làm việc”,  Tiến sỹ Ahmad Magard nhấn mạnh.

Diễn đàn kinhh tế TP Hồ Chí Minh năm 2018 có 4 phiên thảo luận chính với các chủ đề như: Giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo và hiệu quả đổi mới của doanh nghiệp; giải pháp nâng cao hệ sinh thái sáng tạo – khởi nghiệp và vai trò của các doanh nghiệp lớn”; giải pháp tăng cường quan hệ liên kết, tương tác giữa các doanh nghiệp - cơ quan nghiên cứu, đào tạo - chính quyền trong quá trình xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác”; giải pháp thúc đẩy kế hoạch xây dựng khu Đông thành phố thành Đô thị sáng tạo - tương tác”.
Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Xây dựng đô thị thông minh cụm đồng bằng sông Hồng
Xây dựng đô thị thông minh cụm đồng bằng sông Hồng

Ngày 30/9, tại thành phố Hải Dương, Hiệp hội các Đô thị Việt Nam, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị cụm đô thị đồng bằng sông Hồng năm 2018. Hội nghị năm nay do UBND thành phố Hải Dương đăng cai tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/9

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN