Trong đó tập trung cao điểm vào các lĩnh vực có nhiều vi phạm nghiêm trọng như lĩnh vực kinh doanh vàng, xăng dầu...
“Việc tổ chức thanh tra toàn diện sẽ tạo bước chuyển biến về nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cùng với đó, kết quả thanh tra sẽ giúp người tiêu dùng và toàn xã hội hiểu rõ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, giúp người dân tự ý thức được quyền lợi của mình; bảo vệ uy tín của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính”, ông Trần Văn Vinh nhấn mạnh.
Cũng theo ông Vinh, để chấn chỉnh việc vi phạm trong lĩnh vực đo lường chất lượng; các cấp, các ngành có liên quan cần tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tiếp tục chú trọng kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống nhất các quy định về xử phạt những sai phạm về đo lường chất lượng để giúp cho việc thực thi được hiệu quả.
Tại các địa phương, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Quan tâm đầu tư các thiết bị đo lường, kiểm định, hiệu chuẩn để nâng cao năng lực kiểm định. Đồng thời, nên xây dựng và duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các hành vi gian lận đo lường nhằm kịp thời xử lý các vụ việc.
Bộ KH&CN đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2013/NĐ - CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó bổ sung thêm các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. |