Lợi thế đất ven đô
Sức hấp dẫn của bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng ven đô đang ngày càng gia tăng, thu hút các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư vốn sau thời gian dài phát triển các dự án trong nội đô, nhưng quỹ đất đang trở nên eo hẹp.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhìn nhận, trước áp lực về môi trường, công việc và cuộc sống, xu hướng du lịch, nghi dưỡng gắn với thiên nhiên, gắn với chăm sóc sức khỏe đang được người dân Thủ đô lựa chọn nhiều nhất. Với lợi thế cận kề Hà Nội và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ấn tượng, BĐS ven đô đang có cơ hội bứt phá, trở thành "vùng trũng" của thị trường BĐS nghỉ dưỡng miền Bắc trong năm 2022 và các nhà đầu tư chiến lược chắc chắn không thể bỏ qua.
Video CEO Công ty BĐS Tica Land trao đổi về phân khúc BĐS ven đô Hà Nội:
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại ô chia sẻ, BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội như tại tỉnh Hòa Bình đang thu hút mạnh nhu cầu đầu tư của các nhà phát triển BĐS Hà Nội về kế hoạch đầu tư 'ngôi nhà thứ hai' trước không khí ngột ngạt đô thị. Xu hướng phát triển BĐS ngoại ô hiện nay đang hướng đến mục tiêu đảm bảo các giá trị bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào tầm vóc của chủ đầu tư và đơn vị phát triển, vận hành dự án để có thể đáp ứng được hệ thống các quy chuẩn khắt khe; đồng thời, đưa dịch vụ lưu trú trong nước hướng tới giá trị bền vững và chuyên nghiệp.
Qua tìm hiểu, với diện tích tự nhiên 4.622.5 km2 và địa hình đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc miền núi, tỉnh Hòa Bình đang nổi lên là khu vực phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, với nhiều lợi thế hiện nay của miền Bắc nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng...
Các chuyên gia BĐS đánh giá, các nhà đầu tư không bao giờ ngồi yên, đặc biệt là với những thị trường BĐS ven đô giàu tiềm năng tại các địa phương nêu trên. Đó là lý do mà dù dịch COVID-19 tác động mạnh trong năm 2021, nhưng BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô vẫn trở thành điểm sáng trên thị trường. Đặc biệt, dịch Covid 19 đã thổi bùng nhu cầu nghỉ dưỡng ngoại ô với dòng sản phẩm second-home, nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Và Hòa Bình hội tụ đầy đủ các lợi thế để đón đầu xu hướng này.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh khẳng định, do tác động của dịch COVID-19 thời gian qua, ngành Du lịch nói chung lâm vào khủng hoảng kéo dài, kéo theo BĐS nghỉ dưỡng trên cả nước rơi vào tình trạng thừa ế, cả sản phẩm và công suất khai thác. Song, BĐS du lịch ven đô Hà Nội vẫn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, săn đón, trở thành cứu cánh cho cả ngành Du lịch và BĐS do khắc phục được các nhược điểm như: Tập trung đông người, sử dụng phương tiện vận tải công cộng, khó đảm bảo quy tắc 5K. Thêm vào đó, tư duy nhà đầu tư thay đổi theo hướng đầu tư BĐS ven đô như tài sản để dành, vừa có thể nghỉ dưỡng, vừa hạn chế được ôm nhiễm môi trường, tiếng ồn đô thị.
Video ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam thông tin về thị trường BĐS ven đô:
Còn theo PGS.TS. Trần Kim Chung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, BĐS du lịch nghỉ dưỡng ven đô Hà Nội là phân khúc thị trường có nhu cầu lớn, nhưng vẫn đang khan hiếm tại các địa phương lân cận, tiếp giáp Thủ đô. Trong khi, tại các địa phương này, quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối với Hà Nội đã sẵn sàng đón các nhà đầu tư.
Sự "trỗi dậy" của thị trường BĐS ven đô
Hàng loạt các dự án BĐS du lịch nghĩ dưỡng ven đô Hà Nội tại các địa phương thu hút giới đầu tư miền Bắc hiện nay đang cho thấy sự "trỗi dậy" của phân khúc BĐS này ngay từ đầu năm 2022, đơn cử như dự án Sakana Hòa Bình là khu nghỉ dưỡng 5 sao, đáp ứng mọi yêu cầu của giới đầu tư BĐS phía Tây Hà Nội. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu nghỉ dưỡng thuần tự nhiên, riêng biệt, đầy đủ tiện ích ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Theo nhìn nhận của các chuyên gia trong tương lai, các địa phương ven đô Hà Nội muốn trở thành các thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng "vệ tinh"cho người dân Thủ đô và xa hơn là du khách quốc tế, chắc chắn phải phát triển các quần thể, các khu nghỉ dưỡng sinh thái kiểu mẫu trong một quy hoạch tổng thể, để vừa trở thành địa điểm nghỉ ngơi kết nối trọn vẹn với thiên nhiên, vừa đáp ứng các nhu cầu cân bằng với bảo tồn thiên nhiên.
Mặt khác, với các ưu thế vượt trội về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội và sức hấp dẫn các nguồn lực đầu tư mới, các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc... đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam thông qua quy hoạch bài bản, cơ chế chính sách của chính quyền và sự đồng hành của các doanh nghiệp tiên phong.
Về vấn đề này, ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho hay, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, trong bối cảnh thị trường BĐS nói chung trầm lắng bởi dịch COVID-19, các thị trường BĐS ven đô vẫn là kênh thu hút đầu tư lớn nằm trong nhóm dẫn đầu của miền Bắc. Các sản phẩm BĐS du lịch, nghỉ dưỡng có tính thanh khoản ở mức cao và giá vẫn tiếp tục tăng lên, nhờ tỷ lệ hấp thụ các dự án ở ngưỡng cao, còn nhiều dư địa phát triển. Ngoài ra, các địa phương này đang đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là liên kết với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các nước để mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển du lịch.
"BĐS ven đô cần quan tâm đến câu chuyện quy hoạch theo hướng ổn định, dài hạn, đảm bảo tính kết nối vùng, bảo vệ lợi ích của người dân bản địa, của du khách và quan tâm đến yếu tố môi trường, gắn với giữ gìn bản sắc”, Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết thêm.