Phục hồi hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản tại 4 tỉnh miền Trung

Ngày 31/8, tại thành phố Huế, Bộ NN&PTNT phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Diễn đàn "Bảo vệ, phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" nhằm chia sẻ thông tin về hiện trạng hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển và các giải pháp phục hồi tái tạo trong thời gian tới.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, sau hơn một năm xảy ra sự cố môi trường biển, Chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức liên quan đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phục hồi sản xuất và môi trường biển; tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị ảnh hưởng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, để phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển ở vùng biển chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường, rất cần thiết thực hiện các hoạt động nhằm phục hồi nguồn lợi, hệ sinh thái biển như: trồng phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, xây dựng các sinh cảnh nhân tạo làm nơi sinh cư, trú ẩn cho các loài hải sản. Đồng thời thực hiện đồng bộ việc đánh giá, giám sát khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mai Trang/TTXVN

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hải sản về "Hiện trạng đa dạng sinh học, nguồn lợi hải sản và nghề cá ven bờ ở 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển, hiện nay nguồn lợi hải sản có suy giảm mạnh và biến động về cấu trúc, đặc biệt là nhóm hải sản tầng đáy, nguồn giống hải sản suy giảm và chưa được khôi phục. Nghề cá ven biển đã hoạt động trở lại nhưng chưa ổn định. Hệ sinh thái san hô và nguồn lợi sinh vật trong rạn bị suy thoái nghiêm trọng...

Để khôi phục đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản, các địa phương cần thiết thực hiện các giải pháp như: Xây dựng phương án phục hồi và tái tạo nguồn lợi ở vùng chịu ảnh hưởng của sự số môi trường biển; khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi; thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế khai thác vào mùa sinh sản và ương nuôi nguồn giống; thả rạn nhân tạo, tạo nơi sinh cư trú để giảm thiểu tác động của nghề lưới kéo nhằm tăng hiệu của giải pháp phục hồi nguồn lợi. Trồng phục hồi rạn san hô tại các vùng suy thoái nghiêm trọng và nghiên cứu thả giống tái tạo nguồn lợi một số đối tượng quan trọng.

Theo ông Nguyễn Văn Huân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản là rất quan trọng. Ngoài việc thả cá giống hàng năm thì không được đánh bắt vào mùa sinh sản; tăng cường công tác thanh kiểm tra việc đánh bắt tận diệt, sử dụng chất cấm; phát triển nguồn qũy bảo vệ và tái tạo thủy sản. Khuyến khích ngư dân chuyển từ hình thức khai thác ven bờ từ tầng đáy sang tầng nổi, đồng thời quan tâm giải quyết sinh kế cho người dân trên bờ trong phát triển chăn nuôi và trồng trọt.

Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản, thả hơn 30 vạn tôm sú giống tại Cảng cá Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa - Thiên - Huế. Bên cạnh đó, tổ chức Hội nghị "Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.

Tường Vi (TTXVN)
Trên 16 tỷ đồng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Trên 16 tỷ đồng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Thái Bình dự kiến đầu tư trên 16 tỷ đồng cho chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; trong đó, nguồn vốn Trung ương đầu tư 7,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách tỉnh gần 7,3 tỷ đồng và còn lại từ các nguồn vốn khác.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN