Các khoản nợ bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công (chính phủ và ngân hàng trung ương) lên tới 201,8 tỷ USD và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân (bao gồm doanh nghiệp nhà nước) là 207,9 tỷ USD. Tổng nợ nước ngoài này tăng 4,1% hàng năm.
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành, Trưởng ban truyền thông của BI Onny Widjanarko, tăng trưởng nợ nước ngoài trong tháng 7/2020 chậm hơn so với tháng trước được ghi nhận mức tăng 5,1% do sự sụt giảm tăng trưởng nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và nợ nước ngoài của chính phủ tăng trưởng tương đối ổn định.
Theo ông Onny Widjanarko, nợ chính phủ lên tới 199 tỷ USD, tăng 2,3% vào tháng Bảy. Việc gia tăng nợ là do việc rút một phần cam kết của các tổ chức đa phương và việc phát hành trái phiếu Samurai để đáp ứng nhu cầu tài chính, bao gồm cả việc xử lý đại dịch COVID-19 và phục hồi nền kinh tế quốc gia (PEN). Trong khi đó, nợ tư nhân tăng 6,1%, chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm, lĩnh vực cung cấp điện, khí đốt, hơi nước, khai thác và chế tạo đá…
Việc gia tăng nợ đã làm tỷ lệ nợ nước ngoài trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng lên 38,2% so với tháng 6/2020 là 37,4%. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nợ nước ngoài vẫn chủ yếu là nợ dài hạn, chiếm 89,1% tổng nợ nước ngoài.
Ông Onny Widjanarko cho biết thêm, để duy trì cơ cấu nợ nước ngoài lành mạnh, BI và chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện sự phối hợp trong việc giám sát sự phát triển của nợ nước ngoài, được hỗ trợ bởi việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong quản lý. Trong đó, vai trò của nợ nước ngoài cũng sẽ tiếp tục được tối ưu hóa trong việc hỗ trợ tài chính cho phát triển bằng cách giảm thiểu rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế.