Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2030

Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong khoảng thời gian 15 năm tới, nền kinh tế thế giới sẽ chứng kiến nhiều thay đổi. Những quốc gia từng chiếm vị thế dẫn đầu sắp sửa bị tiếm ngôi, trong khi các nền kinh tế mới nổi vùng lên mạnh mẽ.

Trung Quốc sẽ ngấp nghé ngôi vị nền kinh tế số 1 của Mỹ vào năm 2030.


Cụ thể, Mỹ sẽ không còn là nền kinh tế vượt trội lớn nhất của thế giới khi quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, còn các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Pháp và Italy sẽ trong tình trạng “lờ đờ”, và các thị trường mới nổi sẽ bùng nổ.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm 2030 sẽ là thời điểm đánh dấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ngấp nghé GDP của Mỹ. Xứ cờ hoa dẫu vậy vẫn sẽ tạm là nền kinh tế lớn nhất thế giới với 24,8 nghìn tỷ USD theo sản lượng hàng năm, chiếm 20% kinh tế thế giới vào năm 2030, giảm từ mức 23% của hiện nay.

Cũng vào năm 2030, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, vươn lên từ vị trí số 8 trên bảng xếp hạng hiện nay. Theo ngay sát sau Ấn Độ sẽ lần lượt là các quốc gia Nhật Bản, Đức, Brazil. Ấn Độ được dự báo sẽ vượt mặt Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản về quy mô của nền kinh tế. Sự tăng trưởng của quốc gia này đến từ lực lượng lao động lớn và tay nghề cao.

Bảng xếp hạng 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030. Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ


Trong khi đó, tại châu Á và châu Phi, các nền kinh tế mới nổi cũng có những sự trở mình ngoạn mục. Uganda sẽ tăng 18 bậc trong vòng 15 năm tới. Ngược lại, các nền kinh tế lớn của châu Âu như Pháp và Italy sẽ lần lượt tụt hạng trên bảng xếp hạng các nền kinh tế thế giới, lần lượt xuống 3 và 2 bậc.

Nga, quốc gia được dự đoán sẽ giảm 5% GDP vào năm 2015 theo JPMorgan, một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới, có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ), sẽ giảm 2 bậc vào năm 2030 xuống vị trí thứ 10.

Jamaica, đảo quốc bé nhỏ xứ Caribe được dự đoán sẽ là quốc gia sụt giảm sản lượng kinh tế lớn nhất, tụt 13 bậc trên bảng xếp hạng.

Dữ liệu gồm những dự đoán về 189 quốc gia chiếm 99% nền kinh tế toàn cầu.


Anh Tiếu (Theo RT)

Kinh tế thế giới cần có 'đầu tàu' tăng trưởng mới
Kinh tế thế giới cần có 'đầu tàu' tăng trưởng mới

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu ngân hàng trung ương các nước thành viên nhóm G-20 kéo dài 2 ngày đã kết thúc tại Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2015.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN