Người dân đi qua một bảng hiển thị tỷ giá tiền tệ ở Moskva. Ảnh: Reuters
|
Cụ thể, ngân hàng trung ương Nga đã giữ lãi suất cơ bản không đổi ở mức 11%.
Tình trạng giá dầu lao dốc cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Nga. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga năm nay được dự báo giảm khoảng 3,8%.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã rút lại dự báo kinh tế Nga sẽ phục hồi nhẹ vào năm 2016, thay vào đó là dự báo nền kinh tế này sang năm có khả năng suy giảm 0,6%, và sự phục hồi sẽ diễn ra vào năm 2017.
Hồi tháng 12/2014, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng mạnh lãi suất cơ bản do đồng ruble xuống giá, nhưng sau đó, ngân hàng này đã bắt đầu cắt giảm lãi suất khi đồng nội tệ phục hồi nhẹ.
Tuy vậy, đợt mất giá mới đây của đồng ruble khiến nhiều người nghi ngờ về tuyên bố của Nga rằng nền kinh tế nước này đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất. Kinh tế khủng hoảng khiến 15,1% dân số Nga, tương đương 21,7 triệu người, đang phải sống trong cảnh đói nghèo.