Trong khi đó, ngày 22/12, Bộ Công Thương đã có văn bản số 9844/BCT-ĐL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công trình thủy điện về tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác dự án/công trình thủy điện; trong đó, đề nghị tạm dừng xây dựng các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư,
Cụ thể, đó là dự án Thủy điện Đăk Pô Nê 4 có công suất 6 MW, được xây dựng trên sông Đăk Pô Nê (thuộc hệ thống sông Đăk Bla) trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy; dự án Thủy điện Đăk Toa có công suất 5 MW, được xây dựng trên sông Đăk A Kôi (nhánh cấp I của sông Đăk Bla thuộc hệ thống sông Sê San) thuộc xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy; dự án Thủy điện Đăk Nghé 3 có công suất 17 MW, được xây dựng trên sông Đăk Snghé (nhánh cấp I của sông Đăk Bla) và suối Đăk Ke (nhánh cấp I của sông Đăk Snghé) thuộc xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy.
Ngoài ra, tại huyện Kon Plông có 2 dự án gồm: Thủy điện Nước Đao có công suất 20 MW, được xây dựng trên sông Đăk Ring thuộc hệ thống sông Trà Khúc, suối Măn Liu và suối Đăk Xao nhánh I của sông Đăk Ring thuộc xã Đăk Ring và dự án Thủy điện Tà Âu có công suất 12 MW, được xây dựng tại xã Ngọc Tem và Đăk Ring.
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum có ý kiến với các chủ đầu tư dự án thủy điện phải phối hợp chặt với các ngành liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, đánh giá kỹ và thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội; không làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước phía hạ lưu, các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có trong khu vực dự án; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định canh, định cư (nếu có) phù hợp với phong tục tập quán của người dân, đảm bảo không làm mất tính ổn định cuộc sống.
Trước đó, ngày 26/2/2019, UBND tỉnh Kon Tum thống nhất chủ trương cho phép khảo sát, đánh giá các dự án trên. Hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án cũng được UBND tỉnh Kon Tum báo cáo và được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.