Gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền

Ngày 31/12, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 127/2021/TT-BTC về gia hạn giảm phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nhằm tiếp tục hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022, doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền từ 50 tỷ đồng trở xuống (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ được miễn phí.

Nếu tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) thì mức phát sinh đó sẽ được tính ở mức 0,3% trên doanh thu tính phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (tính hợp đồng theo năm dương lịch). Nghĩa là, kể từ quý mà tổng doanh thu lũy kế từ ngày 1 tháng 1 năm dương lịch lớn hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với phần tổng doanh thu lớn hơn 50 tỷ đồng. 

Cụ thể, phí truyền hình sẽ được tính như sau, năm 2022, doanh nghiệp A có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 40 tỷ đồng, quý II là 20 tỷ đồng. Quý I, doanh nghiệp A không phải nộp phí. Quý II, doanh nghiệp A phải nộp phí như sau: (40 + 20 - 50) tỷ đồng x  0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý III trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp A phải nộp phí = 0,3% x doanh thu quý.

Năm 2022, doanh nghiệp B có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền quý I là 60 tỷ đồng. Doanh nghiệp B phải nộp phí quý I như sau: (60 - 50) tỷ đồng x 0,3% = 30 triệu đồng. Từ quý II trở đi, phát sinh doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền, doanh nghiệp B phải nộp phí = 0,3% x doanh thu quý.

Năm 2022, doanh nghiệp C có doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng, doanh nghiệp C không phải nộp phí năm 2022.

Kể từ ngày ngày 01/01/2023 trở đi, doanh nghiệp tính và nộp phí đối với tổng doanh thu phát sinh (0,3% x tổng doanh thu quý). Thời gian nộp phí chậm nhất là ngày 20 tháng đầu của quý tiếp theo.

Thuỳ Dương (TTXVN)
Rủi ro khi sử dụng các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới
Rủi ro khi sử dụng các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới

Hiện một số dịch vụ truyền hình xuyên biên giới (OTT TV) của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài cung cấp tại Việt Nam chưa được cấp phép có một số nội dung chưa phù hợp, chưa đảm bảo quyền lợi khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN