Trong việc chăn nuôi đã gây ra ô nhiễm môi trường đang được cử tri và nhân dân quan tâm, đặc biệt là ô nhiễm một số nguồn nước trên các sông suối nhỏ và gây mùi hôi trong chăn nuôi ở các khu dân cư.
Nhằm tăng cường bảo vệ môi trường, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 13/4/2023 nhằm tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh.
Theo đó, từ ngày 15/4 đến ngày 15/7/2023, các sở, ngành, địa phương tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 9.832 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, bao gồm các cơ sở đã được cấp thủ tục môi trường, các cơ sở chưa được cấp thủ tục môi trường, cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ.
Cụ thể, các sở, ngành, địa phương của tỉnh sẽ kiểm tra 162 cơ sở chăn nuôi thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc hồ sơ tương đương của UBND tỉnh; 1.200 cơ sở chăn nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện và 8.470 cơ sở chăn nuôi nông hộ quy mô hộ gia đình đang hoạt động.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Long Khánh và các cơ quan liên quan kiểm tra việc khắc phục, thực hiện các nội dung yêu cầu theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đã xử lý vi phạm trong năm 2021 và 2022.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đổi với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện kiểm tra, giám sát trong năm 2021, 2022 thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thấm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc hồ sơ tương đương của ƯBND tỉnh. Đồng thời đề xuất tham mưu, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đổi với cơ sở vi phạm.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường, Công an cấp huyện kiểm tra việc hoàn thành khắc phục ô nhiễm đối với các sở chăn nuôi gia súc, gia cầm do Công an tham mưu, xử phạt trong năm 2021, 2022. Đồng thời cũng tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường theo dõi đối với các cơ sở chăn nuôi đổ kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý dứt điếm việc xả thải chất thải chưa qua xử lý, phát tán mùi hôi khó chịu ra môi trường theo quy định.
UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa tổ chức kiểm tra việc hoàn thành khắc phục ô nhiễm đối với các sở chăn nuôi do UBND cấp huyện tham mưu, xử phạt trong năm 2021, 2022. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi có quy mô trang trại đang hoạt động trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý nhưng chưa thực hiện kiểm tra, giám sát trong năm 2021, 2022, bao gồm các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang hoạt động chưa được cấp thủ tục môi trường....
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai chủ trì, phối hợp vói ƯBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh. Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi phát triển hệ thống thu gom chất thải trong chuồng trại, hệ thống lưu trữ, xử lý phân chuồng, hệ thống cây xanh quanh chuồng trại theo quy định; hướng dẫn người chăn nuôi xử lý gia súc, gia cầm chết theo quy định.
Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai phối hợp cử nhân sự tham gia các Đoàn kiểm tra, trên cơ sở đó chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá các công nghệ xử lý môi trường trong chăn nuôi hiện nay trên địa bàn tỉnh, qua đó đề xuất UBND tỉnh công nghệ xử lý chất thải áp đụng trong thời gian tới.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, mục đích của việc triển khai tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh là nhằm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, tạo sự phát triển bền vững với các ngành kinh tế khác gắn liền với bảo vệ môi trường, qua đó góp phần phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động chăn nuôi gây ra. Đồng thời, qua việc kiểm tra cũng hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự lãnh đạo và vai trò, trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp khác và cho tiêu dùng của nhân dân tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh việc mang lại sản phẩm hiệu quả trên, ngành chăn nuôi đã và đang gây áp lực lớn đến môi trường. Một số địa phương có mật độ chăn nuôi cao như các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom và Tân Phú, qua kiểm tra đã phát hiện có hiện tượng xả thải không qua xử lý, việc vận hành hoặc vận hành không thường xuyên làm cho nước thải vượt chuẩn quy định, đặc biệt là tồn tại 3.006 cơ sở chăn nuôi quy mô gia đình nằm xen lẫn trong khu dân cư đã có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mặt cục bộ ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân. Thông qua đường dây nóng, số lượng tiếp nhận đơn thư phản ánh khiếu nại tố cáo việc ô nhiễm do chăn nuôi gia súc gia cầm có dấu hiệu tăng dần trong thời gian qua.