Theo đó, ngành thú y tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra tình hình tại các ổ dịch để hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch; tiêu hủy lợn bệnh, chết theo quy định; cấp hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi chuồng trại; tăng cường kiểm tra giám sát phát hiện sớm dịch bệnh; tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch để người chăn nuôi nhận biết và báo cáo ngay dịch bệnh cho nhân viên thú y và chính quyền địa phương để xử lý; sử dụng trên 2,2 tấn vôi bột và 339 lít hóa chất để phòng chống dịch.
Nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát và lây lan nhanh là do người chăn nuôi có tâm lý chủ quan, chưa tổ chức tốt biện pháp phòng chống, còn tình trạng giấu dịch, bán lợn bệnh, phát hiện lợn bị bệnh nhưng không báo cáo cơ quan chức năng. Đợt mưa lũ tháng 10 và giữa tháng 11/2023 tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và lây lan nhanh, nhất là xuất hiện tình trạng vứt xác lợn chết ra môi trường.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi có lợn bệnh, tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi. Theo đó, chính quyền các địa phương hoàn thành thủ tục, hồ sơ hỗ trợ; niêm yết công khai danh sách hộ chăn nuôi được hưởng chính sách hỗ trợ. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề nghị được hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để tình trạng sai sót, trục lợi chính sách của nhà nước.
Cùng với đó, các sở, ngành phối hợp trình UBND tỉnh Quảng Trị bố trí ngân sách hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi bị thiệt hại; hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo công khai, đúng mục đích, đúng quy định và hiệu quả; không để thất thoát, tiêu cực, chậm trễ thực hiện chính sách; đồng thời, định mức hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi theo đúng quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh.