Dệt may xuất siêu 6,2 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kết thúc quý 3/2014, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được xấp xỉ 18 tỷ USD (tăng 19% so với cùng kỳ) trong khi chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu hơn 11 tỷ USD, đạt xuất siêu hơn 6,2 tỷ USD.

Khách hàng đang xem máy thêu tự động.


Theo ông Nguyễn Đình Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 9 tháng của năm 2014, ngành dệt may đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trên các thị trường truyền thống, như: Mỹ tăng khoảng 15%, EU tăng 19%, Nhật Bản tăng 14%, Hàn Quốc tăng 32%...


“Khả năng ngành dệt may sẽ về đích từ 24,5-25 tỷ USD về giá trị. Như vậy, so với chỉ tiêu đã đăng ký với Chính phủ, ngành dệt may Việt Nam sẽ vượt kế hoạch từ 0,5-1 tỷ USD, tăng trưởng 15-16%”, ông Trường cho biết.


Cũng theo ông Trường, ngoài xuất siêu, tổng kim ngạch kinh doanh nội địa của ngành cũng đã tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lưu ý là tăng trưởng chủ yếu rơi vào phần nguyên liệu bán nội địa với mức tăng trưởng 18% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong ngành đã quan tâm đến thị trường trong nước và sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ thị trường nội địa.


Nhận định của ngành dệt may cho thấy, năm 2015 sẽ “sáng” hơn khi lượng đơn hàng và giao dịch trong quý 1/2015 đã tăng khá mạnh. Đặc biệt, với các hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết vào cuối năm 2014 (FTA Việt Nam-Hàn Quốc, FTA Việt Nam-EU; Liên minh thuế quan Việt Nam, Belarus và Kazakhstan) và đầu năm 2015 (Hiệp định TPP) sẽ mang rất nhiều thuận lợi đến với ngành dệt may Việt Nam.


Sáng 29/10, triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt và may –VTG 2014 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm & Hội chợ Tân Bình (TBECC). Triển lãm lần này thu hút hơn 200 đơn vị tham gia với gần 360 gian hàng của các doanh nghiệp đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Hong Kong, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước tiếp cận các máy móc, trang thiết bị hiện đại trong ngành dệt may, thêu, đan và nguyên phụ liệu ngành dệt may để có sự đổi mới khi hội nhập từ các hiệp định thương mại tự do như FTA, TPP...


M.T


Cây bông chỉ đáp ứng 1% nhu cầu ngành dệt may
Cây bông chỉ đáp ứng 1% nhu cầu ngành dệt may

"Trước đây chúng ta có 30.000 ha trồng bông, nay chỉ còn lại khoảng 1/3. Do không đáp ứng đủ nhu cầu nên ngành dệt may trong nước phải nhập khẩu bông với số lượng lớn", Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN