Ông Robert Lawrence Kuhn cho rằng điều khiến RCEP đặc biệt có giá trị là dù các nước thành viên còn tồn tại nhiều khác biệt về chính trị, song tất cả đều coi lợi ích kinh tế đa phương là động lực hiệu quả để vượt qua những trở ngại này. Đây chính là nền tảng mang lại thành công cho Hiệp định RCEP.
RCEP gồm 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu được khởi động vào năm 2013 dưới sự dẫn dắt của ông Iman Pambagyo thuộc Bộ Thương mại Indonesia, và sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN.
Hiệp định được ký ngày 15/11 tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4, diễn ra trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 12-15/11, do Việt Nam chủ trì.
Với thị trường 2,2 tỷ người dân chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26,2 nghìn tỷ USD tương đương 30% GDP toàn cầu và chiếm gần 28% thương mại toàn cầu (dựa trên số liệu năm 2019), RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới.