Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang là động lực quyết định cho sự phát triển toàn cầu, Bình Dương đứng trước việc tiếp cận chuyển đổi số đang vào giai đoạn thực chất nhất.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh về những bước đi tích cực của tỉnh này trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, với tâm điểm là trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, Internet vạn vật và tự động hóa. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, đổi mới sáng tạo trở thành chìa khóa để mở cánh cửa cho sự thành công.
Một số chuyên gia khẳng định vai trò quan trọng của sự sáng tạo trong tạo ra các cơ hội mới và giải quyết các thách thức đó là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng. Điều này đã được các chuyên gia đề cập đến tại diễn đàn, khi họ nhấn mạnh rằng con người đào tạo hiện tại chưa kịp bắt kịp xu hướng này.
Tại diễn đàn, lý do này đã được đưa ra để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho thách thức chuyển đổi số và công nghệ lần thứ tư. Nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lao động có kỹ năng linh hoạt và sâu rộng, và chỉ thông qua đào tạo chất lượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
Thông điệp về việc chú trọng vào xu hướng đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có tầm nhìn dài hạn ở tỉnh Bình Dương là vô cùng quan trọng. Thay vì tập trung đào tạo theo mô hình cho ra những nhân lực chỉ xài 1-2 năm thì lạc hậu, các chuyên gia chia sẽ kinh nghiệm giúp Bình Dương xây dựng các cơ sở đào tạo cần định hình chiến lược của mình theo hướng phát triển bền vững. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng ngắn hạn, mà còn phải hướng tới việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tầm nhìn chiến lược. Điều này giúp họ không chỉ thích ứng với công nghệ hiện tại mà còn sẵn sàng đối mặt với thách thức của tương lai.
Cùng với đó, các cơ sở đào tạo cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và các tổ chức để hiểu rõ nhu cầu thực tế của thị trường lao động; đồng thời, chú trọng vào việc xây dựng môi trường học tập thực tế và thúc đẩy sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Nhìn xa về chiến lược này không chỉ giúp Bình Dương duy trì sức cạnh tranh mà còn tạo ra một lực lượng lao động có khả năng đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và kinh tế địa phương.
Chính việc tạo ra một nguồn nhân lực có tầm nhìn dài hạn tại Bình Dương không chỉ đảm bảo sự bền vững trong phát triển mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn lực vốn FDI. Khi có nguồn nhân lực chất lượng, đội ngũ nhân sự đóng đảm, doanh nghiệp và các dự án đầu tư nước ngoài sẽ "nhảy" vào sân chơi địa phương một cách kịp thời.
Nguồn nhân lực chất lượng là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Điều này tạo ra một chuỗi tương tác tích cực: nguồn nhân lực chất lượng thu hút vốn FDI, còn vốn FDI khiến cho nền kinh tế địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cơ sở hạ tầng hiện đại, từ đó làm tăng giá trị của nguồn nhân lực.
Do đó, việc chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn không chỉ là đầu tư vào sự phát triển bền vững mà còn là một chiến lược thông minh để thu hút và giữ chân vốn FDI, tăng cường sức cạnh tranh cho kinh tế địa phương.
Trong khuôn khổ diễn đàn cũng đã diễn ra một phiên thảo luận quan trọng về việc thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và công nghiệp lần thứ tư. Sự kiện này được tổ chức bởi Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) hợp tác với Asia Pacific Pte. Ltd và Tổng công ty Becamex IDC.
Đây là một ví dụ rõ ràng về cách mô hình "ba nhà" (Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp) được áp dụng trong quá trình xây dựng thành phố thông minh. Becamex nổi bật là doanh nghiệp đầu tiên và đang tiên phong trong việc xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo được coi là nền tảng chính. Họ đáp ứng linh hoạt với những yêu cầu mới của Việt Nam và thời đại, như chuyển đổi thông minh và phát triển bền vững.
Trong khi đó, EIU đóng vai trò quan trọng là đầu tàu trong việc kết nối giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Sự hợp tác này mang lại giá trị lớn trong việc nâng cấp quản trị, tổ chức và công nghệ, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh mới. Đây thực sự là một liên kết quan trọng, đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi và phát triển. Nhiều chuyên gia chỉ ra, xu hướng chuyển đổi số, công nghệ lần thứ tư, thậm chí AI lấn sân vào quá trình sản xuất, nhưng vai trò con người rất quan trọng, không thể thay thế. Con người là trung tâm kết nối các mối quan hệ để thúc đẩy cho phát triển nên không thể xem nhẹ. Do đó, công tác đào tạo nhân lực luôn được chú trọng để hướng tới thay đổi nhận thức và tiếp cận công nghệ ngày càng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Cũng trong buổi sáng hôm nay, lãnh đạo tỉnh Bình Dương tổ chức phiên đối thoại toàn thể thu hút hàng chục chuyên gia quốc tế tham dự với nội dung đề án Thành phố thông minh Bình Dương - đề án chiến lược đột phá kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương Mai Hùng Dũng chia sẻ sau 8 năm triển khai đề án, Bình Dương tiếp tục học hỏi từ nhiều cộng đồng quốc gia trên thế giới, vận hành theo theo mô hình “ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) và sự uyển chuyển linh hoạt; tập trung 4 lĩnh vực cốt lõi: con người, công nghệ, doanh nghiệp và các yếu tố nền tảng, đi theo những tiêu chí cụ thể: kết nối, nhân tài, đổi mới sáng tạo, ủng hộ khích lệ, bình đẳng tiếp cận công nghệ và bền vững.
Theo đó, tại sự kiện Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 với điểm đến Bình Dương - mô hình kiến tạo cộng đồng thông minh hướng đến sẵn sàng đầu tư được các diễn giả chia sẻ thêm về chiến lược phát triển thành phố thông minh Bình Dương, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghiệp lần thứ tư hướng đến sẵn sàng thu hút nhà đầu tư thế hệ mới, thâm dụng tri thức, khoa học và công nghệ, mang lại giá trị gia tăng cao hơn cho tỉnh nhà.
Qua đó, nhiều chuyên gia khẳng định, việc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo theo mô hình thông minh là con đường không thể tránh khỏi. Với việc hình thành mô hình này xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của lãnh đạo và thực hiện giải pháp đang được tỉnh Bình Dương triển khai phù hợp với lộ trình đặt ra. Với chiến lược dưa trên nền tảng sẵn có với hơn 4.000 dự án vốn đầu tư nước ngoài với hơn 40 tỷ USD và hàng chục ngàn doanh nghiệp trong nước là nguồn lực để cụ thể hóa mục tiêu rõ ràng. Nhờ đó, Bình Dương trở thành vùng đổi mới sáng tạo được Cộng đồng thông minh thế giới công nhận là hoàn toàn có cơ sở chứ không phải một mối quan hệ hay “đánh bóng thương hiệu”...