ASEAN gia hạn thỏa thuận về hàng hóa thiết yếu

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa gia hạn hiệu lực Bản ghi nhớ (MOU) về thực thi các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu theo Kế hoạch hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 tới ngày 30/11/2024.

Thỏa thuận trên gồm tổng cộng 351 dòng thuế đối với các mặt hàng thiết yếu, trong đó 92 dòng thuế đã được các quốc gia thành viên ASEAN thống nhất trong tháng này. Danh sách hiện bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và hàng hóa liên quan đến sản xuất và phân phối vaccine.

Danh sách này được xây dựng dựa trên các khuyến nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Việc gia hạn thỏa thuận rất quan trọng đối với việc duy trì chuỗi cung ứng linh hoạt để hỗ trợ khu vực tư nhân, tăng cường hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa thiết yếu lưu thông, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của ASEAN về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng liên quan trong và sau đại dịch COVID-19.

Bản ghi nhớ về thực thi các biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa thiết yếu nói trên đã được các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN ký kết vào ngày 10/11/2020 trong cuộc họp Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 19 diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Hữu Chiến (TTXVN)
Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN sau dịch COVID-19
Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN sau dịch COVID-19

Trong hai ngày 25 - 26/11, Liên đoàn các Hội Kinh tế Đông Nam Á (Liên đoàn FAEA) đồng thuận tổ chức hội thảo FAEA-45 tại Hà Nội với chủ đề "Phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN sau đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế có những biến động lớn".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN