Tàu OSIRIS-REx đã chụp được bức hình đầu tiên, không thực sự rõ nét về hành tinh có kích cỡ tương đương một ngọn núi nhỏ này, với đường kính 500m. Theo lập trình, OSIRIS-REx bay quanh Bennu và dùng một cánh tay robot để "chạm" vào bề mặt của ngôi sao này, lấy mẫu bụi của nó mang về Trái Đất vào năm 2023.
Các bức hình đầu tiên về Bennu đã được chụp ngày 17/8 vừa qua ở khoảng cách chừng 2,3 triệu km. Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu của OSIRIS-REx, nhà khoa học Dante Lauretta, thuộc Đại học Arizona, cho biết "đây là vị trí gần nhất mà tàu tiếp cận được tới Bennu. Điều này rất có ý nghĩa vì chúng ta giờ đang rất gần tới tiểu hành tinh này, gần hơn cả các lần Bennu tiếp cận gần Trái Đất nhất".
Bennu đã được chọn trong số 500.000 tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời, vì nó quay gần với quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, và là ngôi sao cổ nhất mà NASA từng phát hiện.
Theo các nhà thiên văn học, có một khả năng rất nhỏ (xác suất 1/2.700) là Bennu sẽ va chạm với Trái Đất vào năm 2135. Một lý do khác, đây là một ngôi sao giàu khí carbon, kiểu thực thể vũ trụ được cho là đã cung cấp các nguyên liệu cho sự sống trên Trái Đất cách đây hàng tỷ năm.
Tàu OSIRIS-REx, trị giá 800 triệu USD, không phải là tàu đầu tiên đến thăm một ngôi sao với mục tiêu mang mẫu bụi ở đây về. Người Nhật Bản đã làm điều này trước và châu Âu đã đặt chân lên một sao chổi. Nhưng đây là sứ mệnh lấy mẫu bụi không gian đầu tiên của NASA, và mục đích của sứ mệnh này là mang về mẫu phẩm lớn nhất từ trước tới nay, khoảng 60g. Dự kiến, ngày 31/12 tới, OSIRIS-REx sẽ bắt đầu khảo sát bề mặt Bennu.
Người Mỹ đặt chân lên Mặt Trăng trong kỷ nguyên tàu Apollo những thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước đã thu thập và mang về Trái Đất 382 kg đá trên Mặt Trăng. Tháng 12 tới, tàu OSIRIS-REx sẽ bắt đầu cuộc thăm dò chi tiết bề mặt của sao Bennu. Tuy nhiên, mẫu bụi hành tinh sẽ không thể được lấy trước tháng 7/2020.