Theo Tân Hoa Xã, một người dân trong làng đã nhìn thấy đầu của chiếc tượng này lộ ra khi mực nước trong hồ giảm xuống hơn 10m trong một trận xả nước. Bức tượng cao 3,8 m và được khắc tinh xảo trên một mỏm đá.
Bức tượng này đã thu hút được nhiều khách tham quan thập phương cũng như người dân địa phương, vì họ cho rằng đây là dấu hiệu mang đến điều tốt lành.
Các nhà khảo cổ thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ tỉnh Giang Tây sau khi kiểm nghiệm xác định bức tượng này có từ triều đại nhà Minh (1368-1644).
Ở bên dưới hồ nước cũng có vết tích của một ngôi đền. Theo ghi chép của người địa phương, rất có thể hồ chứa nước này được xây dựng trên một thị trấn cổ có tên gọi là Xiaoshi.
Ông Xu Changqing – Giám đốc Viện Nghiên cứu Giang Tây - cho biết đội ngũ các chuyên gia khảo cổ đang tiến hành điều tra về thị trấn cổ và bức tượng trên, cũng như đang lập kế hoạch bảo tồn chúng.
Ông Xu cũng khẳng định chính nguồn nước là vật liệu bảo vệ tốt nhất giúp bức tượng không bị tổn hại theo thời gian: “Nếu như bức tượng không được nước bao quanh, thì nó sẽ rất dễ bị phá hủy do thời tiết hoặc quá trình oxi hóa”.