Hóa thạch của loài bò cạp Jeholia Longchen mới được phát hiện. Ảnh: Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS)
Bên cạnh tên khoa học là Jeholia longchengi gen. et sp. nov. , hóa thạch mới được khai quật còn có tên gọi đơn giản hơn là "bọ cạp Longcheng Jehol" vì loài này có nguồn gốc từ hệ sinh thái Jehol Biota – tồn tại tại vùng Đông Bắc Trung Quốc cách đây từ 133 đến 120 triệu năm trước. Hóa thạch này hiện được bảo quản tại huyện Longcheng, Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh. Huyện Longcheng được biết đến là cái nôi sinh ra của hệ sinh thái Jehol Biota.
Ông Huang Diying, người đứng đầu dự án cổ sinh vật học này đã mô tả bọ cạp Longcheng Jehol là kẻ săn mồi tự nhiên của các loài động vật nhỏ và loài mới phát hiện này có cặp càng mảnh, chân dài và đuôi nọc độc kéo dài. Ông Huang là Giáo sư tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).
"Nó lớn hơn nhiều so với các loài bọ cạp thời Đại Trung Sinh đã biết khác. Nó được coi là loài sinh vật tiêu thụ thứ cấp hoặc bậc 3 trong chuỗi thức ăn hệ sinh thái Jehol Biota và là loài săn mồi tự nhiên đối với nhiều loài động vật nhỏ và thậm chí có thể tấn công cả những động vật có xương sống còn nhỏ", ông Huang nhấn mạnh.
Hóa thạch bọ cạp Jehol Longcheng được bảo quản trong lớp bùn kết màu xám vàng, gần như nguyên vẹn, chỉ thiếu một số phần ở phần thân trước. Trước khi có phát hiện mới này, Trung Quốc mới chỉ tìm thấy 3 hóa thạch bọ cạp. Ông Huang nhấn mạnh rằng hóa thạch bọ cạp không nhiều như người ta vẫn thường nghĩ.
Điều làm cho hóa thạch bò cạp Jehol Longcheng trở nên đặc biệt là ví đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy thuộc kỷ Trung sinh. Việc này được đánh giá là sẽ làm phong phú thêm hồ sơ về hóa thạch bọ cạp ở Trung Quốc và cung cấp cho các nhà khoa học cơ hội để hiểu sâu hơn về đa dạng sinh học của kỷ Trung sinh, cũng như tăng khả năng tái tạo hệ sinh thái của kỷ nguyên đó.
"Tôi sẽ mô tả loài mới này như một chìa khóa mở ra cánh cửa đến thế giới cổ đại cho chúng ta. Thông qua việc nghiên cứu hóa thạch bọ cạp từ hệ sinh thái Jehol Biota, chúng ta cũng có thể hiểu hơn nhiều hơn các 'vòng tròn xã hội' sinh học của thời đại đó", ông Huang Diying trao đổi.
Không chỉ có giá trị riêng, bọ cạp Jehol Longcheng còn giúp các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về “quê hương” của chúng trong hệ sinh thái Jehol Biota thuộc kỷ Phấn Trắng sớm (giai đoạn đầu của kỷ Phấn Trắng). Jehol Biota được mô tả một tập hợp sinh vật cổ đại từng tồn tại ở khu vực Đông Á khoảng 200 triệu năm trước, nơi chứa đựng hóa thạch của nhiều loài khủng long có lông vũ, động vật có vú đa dạng, thằn lằn bay (pterosaur), cũng như một số loài giáp xác khác. Là một thành viên trong mạng lưới thức ăn của hệ sinh thái Jehol Biota, bọ cạp Jehol Longcheng có những tương tác sinh thái thường xuyên với các loài khác trong hệ sinh thái trên cạn thời kỳ Phấn Trắng sớm.