Phát hiện được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics cho biết hành tinh mới được đặt tên là WASP-189b, được xếp vào loại sao Mộc cực nóng, vì đây là một hành tinh khí khổng lồ giống như sao Mộc và có nhiệt độ rất cao. Hành tinh này đang ở cách Trái Đất khoảng 326 năm ánh sáng.
Đặc biệt, WASP-189b quay quanh sao của nó ở khoảng cách gần gấp 20 lần so với Trái Đất - Mặt Trời. Hành tinh này cũng chỉ mất 2,7 ngày để hoàn tất quỹ đạo quay quanh sao trung tâm. Điều bất ngờ là ngôi sao mà hành tinh này quay quanh cũng có nhiệt độ vô cùng nóng, nóng hơn Mặt Trời khoảng 2.000 độ C. Trên thực tế, nó nóng đến mức dường như phát sáng màu xanh lam.
Tác giả chính của nghiên cứu, nhà vật lý học thiên thể Monika Lendl tại Đại học Geneva, Thụy Sĩ, giải thích rằng độ sáng cực lớn vì sức nóng của ngôi sao này đã giúp các nhà thiên văn học phát hiện ra nó trong vũ trụ bao la.
“Vì ngôi sao này rất sáng, nên chúng tôi đã tận dụng điều này để đo độ sáng và nhiệt độ của hành tinh. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này lên đến 3.200 độ C”, ông Lendl cho biết.
Toàn bộ hành tinh nóng, sáng và khác thường. “Chỉ một số ít hành tinh được biết đến có thể tồn tại xung quanh những ngôi sao nóng và sáng như vậy. WASP-189b được coi là hành tinh sáng nhất cho đến nay.
Cũng như hành tinh nóng, ngôi sao trong hành tinh này có một số đặc tính thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
“Chúng tôi phát hiện rằng ngôi sao này cũng rất thú vị. Ngôi sao này không tròn hoàn hảo. Vùng xích đạo của ngôi sao lớn hơn và mát hơn so với vùng cực, khiến ngôi sao trông sáng hơn khi ở vùng cực. Nó quay quanh rất nhanh đến nỗi vùng xích đạo của ngôi sao bị kéo ra. Thêm vào sự bất đối xứng là thực tế WASP-189b có quỹ đạo nghiêng, nó không di chuyển xung quanh xích đạo mà đi qua gần cực của ngôi sao”, ông Lendl cho biết.
Thông tin về quỹ đạo nghiêng của hành tinh được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm vì điều này cho thấy rằng tại một thời điểm nào đó trong lịch sử, hành tinh này đã bị ảnh hưởng bởi các hành tinh hoặc ngôi sao khác, đẩy nó tới vị trí gần với ngôi sao hơn. Điều này có thể làm sáng tỏ bí ẩn về cách thức hình thành những khối khí nóng khổng lồ này.
Phát hiện mới đã chứng tỏ năng lực của vệ vinh tìm kiếm CHEOPS, cho phép đo đạc độ sáng của các thiên thể xa xôi với độ chính xác ấn tượng và cung cấp đặc điểm vô cùng chi tiết. Trong tương lai, những sứ mệnh tiếp theo của vệ tinh này là hàng trăm hành tinh được xếp vào dạng từ siêu Trái Đất đến thiên thể cỡ Hải Vương Tinh.