Mặt Trời đến giai đoạn cuối sẽ có nhiệt độ cao hết mức và tan chảy thành một tinh vân hành tinh - một loại tinh vân phát quang chứa lớp vỏ khí ion hóa phát sáng sinh ra từ những sao khổng lồ đỏ.
Theo tính toán của các nhà khoa học, Mặt Trời sẽ chấm dứt “sự sống” của mình trong 10 tỷ năm nữa.
Sputnik dẫn một bài viết đăng trên tạp chí khoa học Nature Astronomy đưa tin, một khi Mặt Trời không còn tồn tại, ngôi sao nhiều tuổi này sẽ trở thành một ngôi sao khổng lồ màu đỏ với phần lõi bị thu hẹp và co lại, trong khi các lớp bên ngoài lại tăng lên theo cấp số nhân và sẽ “nuốt chửng” hành tinh của chúng ta trên đường đi.
Thực tế là cứ mỗi một tỷ năm, ánh sáng Mặt Trời lại tăng mạnh 10%, cuối cùng các đại dương sẽ bốc hơi với một tốc độ chóng mặt, cũng như bề mặt của Trái Đất sẽ bị đốt nóng.
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng các kỹ thuật mô hình máy tính hàng đầu và kết luận số phận Mặt trời sẽ tương tự như 90% các ngôi sao khác: nó sẽ thu nhỏ từ một ngôi sao đỏ khổng lồ thành sao lùn trắng và sau đó kết thúc một tinh vân hành tinh.
"Khi một ngôi sao chết, nó giải phóng một khối lượng khí và bụi - được gọi là bầu khí - vào không gian. Bầu khí này có thể bằng một nửa khối lượng của ngôi sao. Hiện tượng này có thể làm lộ phần lõi của ngôi sao, mà vào thời điểm này nó đã cạn kiệt nhiên liệu và tắt lụi”, nhà vật lý thiên văn Albert Zijlstra thuộc Đại học Manchester ở Anh, một trong những tác giả của nghiên cứu nhận xét.
Bầu khí của một ngôi sao sắp lụi tàn có thể phát sáng đủ để quan sát được trong tối đa 10.000 năm.
Mặt Trời về mặt kỹ thuật được gọi là sao 4,6 tỷ năm tuổi. Trong khi Mặt Trời có thể kéo dài sự sống thêm 10 tỷ năm nữa, thì một sao lùn đỏ khác đóng vai trò là trái tim của Hệ Trappist-1, được phát hiện vào tháng 2/2017, có nhiệt độ thấp hơn và tuổi đời kéo dài tới hàng nghìn tỷ năm.