Trung Quốc ra mắt bộ phận cốt lõi của 'Mặt Trời nhân tạo' lớn nhất thế giới

Ngày 22/11, Viện Vật lý Tây Nam thuộc Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết nước này vừa ra mắt bộ phận cốt lõi trong dự án lò phản ứng nhiệt hạch, còn được gọi là "Mặt Trời nhân tạo" lớn nhất thế giới.

Chú thích ảnh
Tấm ốp tường đầu tiên của ITER, được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với dòng plasma có nhiệt độ tương đương 100 triệu độ C. Ảnh: globaltimes.cn

Theo CNNC, việc sản xuất tấm ốp tường tăng cường truyền tải nhiệt đầu tiên của Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) vừa hoàn tất, với hiệu suất cao hơn so với yêu cầu thiết kế và do vậy phù hợp để sản xuất hàng loạt. 

Tờ Science Daily của Trung Quốc ngày 22/11 đưa tin tấm ốp tường đầu tiên của ITER, được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với dòng plasma có nhiệt độ tương đương 100 triệu độ C, được coi là một trong những bộ phận chủ chốt nhất trong lõi lò phản ứng này.

ITER là một trong những dự án nghiên cứu khoa học quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất. ITER được biết đến là “Mặt Trời nhân tạo” vì nó tạo ra năng lượng sạch, không phát thải carbon, tương tự như cách Mặt Trời phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt thông qua phản ứng bức xạ. Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga đồng tài trợ cho dự án này.

Hải Yến (TTXVN)
Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về 'Mặt trời nhân tạo'
Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về 'Mặt trời nhân tạo'

Các nhà khoa học Trung Quốc đã duy trì phản ứng hợp hạch của "Mặt trời nhân tạo" ở mức nhiệt cực cao là 70 triệu độ C trong 1.056 giây. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN