Theo các chuyên gia Bảo tàng cổ sinh vật học San Pedro, các chi được tìm thấy của loài tê tê khủng long có tên khoa học Neosclerocalyptus ornatus, có lớp vảy dày và dài tới 2 m. Giám đốc bảo tàng José Luis Aguilar cho biết rất hiếm gặp một bộ phận chi khủng long còn nguyên vẹn sau hàng trăm nghìn năm.
Các nhà khoa học cho rằng khu vực con tê tê này đã chết khi đó là một đầm lầy, vào cuối kỷ Ensenadense thời của các loài động vật có vú ở Nam Mỹ (từ 0,4 đến 1,2 triệu năm trước). Nó được các nhà nghiên cứu phát hiện ở ngoại ô thành phố Buenos Aires cách mặt đất ở độ sâu 9 mét trong một lớp trầm tích rất vững chắc, có độ tuổi vượt quá 500.000 năm.
Theo các chuyên gia, thông thường xương của động vật chết sẽ bị phân hủy hoặc bào mòn với thời gian, tuy nhiên con tê tê này chết vì bị sa lầy ở vùng đất ngập nước nên các chi được bảo quản trong “trạng thái đứng im”.
Khám phá này rất có ý nghĩa với các nhà cổ sinh vật học vì hóa thạch này sẽ cung cấp thông tin sâu rộng cho giải phẫu, nghiên cứu khả năng di chuyển và trọng lượng của con vật. Ngoài tứ chi, người ta còn tìm thấy hai nhánh hàm dưới - cũng có khớp nối, một xương cánh tay hoàn chỉnh, các mảnh giáp và một số đốt sống hoàn chỉnh từ đuôi của con vật.
Thành lập vào năm 2003, Bảo tàng Cổ sinh vật học San Pedro mang tên “Fray Manuel de Torres” hiện trưng bày 20 mẫu vật hóa thạch của động vật có vú được thường xuyên và có các nhóm chuyên gia thường xuyên tiến hành công tác khảo cổ trong khu vực.
Argentina được mệnh danh là nghĩa địa của các loài khủng long. Nhiều hóa thạch với niên đại thuộc kỷ Tam Điệp, kỷ Jura và kỷ Cera được tìm thấy tại quốc gia Nam Mỹ này và không có ở Bán cầu Bắc. Những hóa thạch nổi bật được phát hiện tại vùng miền Nam Patagonia, cũng như ở các tỉnh phía bắc như La Rioja, San Juan và Salta.