Nga 'thay máu' lá chắn hạt nhân

Báo "Pravda" của Nga mới đây cho biết tới năm 2021, 98% lực lượng hạt nhân chiến lược (SMF) Nga sẽ chuyển sang sử dụng các hệ thống phòng thủ đa năng thế hệ thứ 5.

Vấn đề lần này không chỉ là việc thay thế tên lửa mà cả hiện đại hóa những hệ thống hiện có và xây dựng các cơ sở chỉ huy mới của SMF cũng như trang bị cho các cơ sở đó thiết bị hiện đại. Đó là trang bị cho cơ sở hạ tầng SMF các hệ thống thông tin liên lạc, bảo vệ vũ khí và công nghệ hiện đại khác để đảm bảo hoạt động của nhóm tên lửa tấn công. Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cũng lưu ý rằng vào năm 2016, tỷ lệ các hệ thống tên lửa mới của SMF là 60%, song song với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tương ứng.

Tên lửa Topol-M của Nga. Ảnh: Internet.


Đến năm 2022, SMF chỉ còn một lượng rất nhỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-20V “Voevod” (theo phân loại của phương Tây là SS-18 “Santan”) – và hiện ngành công nghiệp quân sự Nga đang tiến hành công việc kéo dài thời hạn sử dụng tên lửa này lên 30 năm.

Bài viết đặt câu hỏi liệu Nga có hoàn thành đúng thời hạn việc tái vũ trang SMF vì thời gian khá ngắn ngủi? Theo quan điểm của phần lớn các chuyên gia quân sự, điều này là hoàn toàn có thể. Nhìn chung không thấy những nguyên nhân làm trì hoãn kế hoạch này.

Hiện các cơ sở SMF, hoàn toàn trang bị các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 5 – tên lửa Topol-M và Yars – còn tương đối ít. Hai năm trước, binh đoàn đầu tiên được trang bị như vậy là Teykovskogo thuộc tỉnh Ivanovo. Hai trung đoàn tên lửa của binh đoàn này đã được trang bị hệ thống phóng Topol-M và 2 trung đoàn khác trang bị hệ thống Yars. Đại diện Bộ Quốc phòng Nga khi đó lưu ý rằng quá trình tái vũ trang các tên lửa mới được tiến hành cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng các trung đoàn tên lửa tại khu vực triển khai như xây dựng trại, trụ sở, cơ sở huấn luyện hiện đại mới…

Năm 2013 sẽ hoàn thành việc tái vũ trang bằng các hệ thống tên lửa mới ở binh đoàn Novosibirsk và Kozelskii, tại đây hiện đã đưa tới hơn 100 phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dụng. Ngoài ra, tới cuối năm nay sẽ hoàn thành việc chuẩn bị cho tái vũ trang các cơ sở tên lửa ở binh đoàn Irkutsk và Jasnensky.

Hầu như trong tất cả các tuyên bố chính thức mới đây về những hệ thống tên lửa mới nhất đều xuất hiện từ "hạ tầng cơ sở". Điều này cho thấy ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga tích cực thay đổi khái niệm phát triển SMF được xác lập thời Liên Xô trước đây. Trong thời kỳ Xô viết khái niệm phát triển nhóm tên lửa chiến lược dựa trên đầu tiên là chính tên lửa đó và thứ hai là việc đảm bảo hoạt động của nó của khu vực hỗ trợ. Có vẻ như ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga ngày nay, nhận thức rõ tầm quan trọng của vũ khí tên lửa mới nhất, đã theo đuổi một phương pháp hợp lí nhất: đầu tiên là hậu cần và sau đó là vị trí chiến đấu.

Còn trong tương lai, Nga sẽ chế tạo loại tên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn mới, mà vào một thời điểm nào đó, có thể thay thế các hệ thống tên lửa thế hệ thứ 5 hiện hành, như Yars và Topol-M. Trong năm 2012, SMF đã tiến hành một số vụ thử tên lửa thậm chí còn chưa ở dạng mô hình làm việc, một nguyên mẫu như vậy đã được phóng đi từ bệ phóng di động tại bãi thử trung tâm “Kapustin Yar” thuộc tỉnh Astrakhan. Có thể nói đây là những vụ thử rất thành công. Các nhà thiết kế khí tài do thận trọng nên không xem đây là việc phát triển tên lửa liên lục địa thế hệ thứ 6. Tuy nhiên rõ ràng khoảng 10 năm nữa công nghệ tên lửa của Nga sẽ lại cải tiến.


Duy Trinh
"Lá chắn hạt nhân" của Nga tròn 60 năm
"Lá chắn hạt nhân" của Nga tròn 60 năm

Ngày 1/12, "Lá chắn hạt nhân" của Liên Xô trước đây và LB Nga tròn 60 năm (1/12/1951-1/12/2011). Cách đây 60 năm, tại cơ sở mật mang tên Ácdamát-16 mà từ năm 1995 được đổi thành Xarốp, Liên Xô trước đây đã đưa vào sản xuất mô hình đầu tiên của quả bom nguyên tử RDS-1.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN