Hai hành tinh vừa được phát hiện có tên khoa học là Pi Mensae c - nằm cách hành tinh chúng ta 60 năm ánh sáng và có chu kỳ quay quanh Mặt Trời là 6,3 ngày, và LHS 3844 b - cách Trái Đất 49 năm ánh sáng và có chu kỳ quay quanh Mặt Trời 11 giờ.
Theo nhà khoa học Martin Spill, hai hành tinh mới này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Pi Mensae c được cho là có bề mặt đá hoặc là một thế giới nước, qua đó được cho là có thể có khả năng phát triển sự sống. Hành tinh này được gọi là "Siêu Trái Đất" bởi có đường kính gấp 2,14 lần và khối lượng gấp 4,82 lần Trái Đất. Trong khi đó, hành tinh LHS 3844 b được gọi là "Trái Đất nóng" và được cho là nơi khó có thể phát triển sự sống.
Vệ tinh khảo sát TESS sẽ hoạt động trong 2 năm với kinh phí 337 triệu USD và có nhiệm vụ khảo sát 200.000 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, cũng như tìm kiếm cách hành tinh quay quanh chúng. TESS được thiết kế để tiếp nối sứ mệnh của kính viễn vọng không gian Kepler. Sau 20 năm hoạt động, Kepler đã phát hiện 3.700 hành tinh mới và đang cạn kiệt nhiên liệu.