Chiến thuật của Walmart khi ngỏ ý muốn mua TikTok

Tập đoàn Walmart (Mỹ) đang muốn mua lại ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc ByteDance.

Chú thích ảnh
Cờ Mỹ và biểu tượng của TikTok. Ảnh: Reuters

Kênh CNBC (Mỹ) đưa tin vào ngày 17/8, Walmart xác nhận bắt tay cùng Microsoft để cạnh tranh với các đối thủ khác mua lại TikTok.

ByteDance đang tìm người mua lại TikTok sau khi chính phủ Mỹ đẩy mạnh lệnh cấm ứng dụng này với các buộc chính phủ Trung Quốc lợi dụng TikTok để thu thập dữ liệu người sử dụng. TikTok đã phủ nhận cao buộc này. Trong khi đó, công ty mẹ của TikTok là ByteDance lại cân nhắc lựa chọn đơn vị khác mua lại ứng dụng này.

Việc Walmart cũng muốn mua lại TikTok đã gây chú ý. Nhà phân tích công nghệ Daniel Ives tại công ty Wedbush Securities nhận định: “Đây thực sự là một cuộc nổi dậy của Walmart khi dấn thân vào lĩnh vực này".

Một số nhà phân tích cho rằng TikTok phù hợp với chiến lược rộng lớn hơn của Walmart mở rộng phạm vi với người tiêu dùng và kích thích kinh doanh điện tử để cạnh tranh với Amazon. Bên cạnh đó, Walmart còn có thể đẩy mạnh danh tiếng qua ứng dụng điện thoại đang rất phổ biến với giới trẻ Mỹ này.

TikTok là mạng xã hội cho phép người sử dụng sáng tạo các đoạn video ngắn mang nội dung phong phú, thu hút. Năm 2019, người Mỹ độ tuổi từ 16-24 chiếm tới 60% người dùng TikTok hàng tháng tại nước này. Tính đến tháng 6/2020, tổng số người sử dụng TikTok hàng tháng tại Mỹ là hơn 91 triệu.

Như vậy, việc nắm trong tay TikTok sẽ là lợi thế để Walmart cùng Microsoft tiếp cận với hàng triệu thanh niên Mỹ. Bà Lauren Kozak, cố vấn cấp cao tại công ty nghiên cứu The Diffusion Group đánh giá việc Walmart mua TikTok là nhằm chuyển hướng công ty nhiều hơn về khía cạnh công nghệ và có được phương pháp để thấu hiểu hơn người tiêu dùng trẻ.

Hiện chưa rõ Walmart và Microsoft sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu cho TikTok. Một số nguồn thạo tin cho biết giá có thể rơi vào 20-30 tỷ USD.

Năm 2016, Walmart từng chi 3,3 tỷ USD để mua Jet.com nhằm mở rộng lĩnh vực thương mại điện tử.
Việc bắt tay với Microsoft mua TikTok dường như là cách thay đổi chiến lược của Walmart.

Trên thực tế, tập đoàn này từng lên kế hoạch tham gia vào lĩnh vực video và giải trí nhưng đã từ bỏ. Cách đây 2 năm, Walmart cân nhắc khởi động riêng dịch vụ truyền phát trực tiếp và còn trao đổi với cựu CEO của mạng truyền hình Epix. Tuy nhiên, Walmart quyết định ngưng kế hoạch này.

Đối thủ của Walmart là Amazon trong khi đó đã thu hút người tiêu dùng qua dịch vụ xem truyền hình và phim ảnh trực tuyến trả phí có tên Amazon Prime.

Walmart cũng từng đề cập đến kế hoạch tương tự với Walmart+ nhưng từ chối nêu thời điểm ra mắt.

Hà Linh/Báo Tin tức
Các nhà kinh tế quan ngại về lệnh cấm của Mỹ đối với TikTok
Các nhà kinh tế quan ngại về lệnh cấm của Mỹ đối với TikTok

Các nhà kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp Mỹ đã bày tỏ quan ngại về lệnh cấm mà chính quyền Tổng thống Donald Trump ban hành nhằm vào ứng dụng chia sẻ video TikTok, cho rằng không có đủ bằng chứng cho những cáo buộc về mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và cảnh báo về những hệ quả không mong muốn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN