Các nhà khoa học từ Viện Kỹ Thuật Điện Tử Quốc gia MIET (Nga) đã phát triển thiết bị cấy ghép tủy sống giúp cải thiện việc điều trị chứng đau mãn tính và giảm nguy cơ để lại sẹo trong quá trình phục hồi mô thần kinh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gels.
Các công ty công nghệ trên thế giới đang nỗ lực chế tạo những thiết bị hữu ích nhằm giảm tải nguồn nhân lực và hạn chế tối đa sự lây nhiễm trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Dưới đây là những phát minh công nghệ cao đã được áp dụng rộng rãi kể từ khi chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) bùng phát.
Công ty Than Nam Mẫu (có trụ sở ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam) vừa chế tạo thành công và đưa vào sử dụng thử nghiệm buồng khử khuẩn toàn thân chống dịch COVID-19 cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại khai trường.
Trong bối cảnh thế giới chưa điều chế được vaccine phòng ngừa hay thuốc đặc trị virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thiết bị van của máy trợ thở được sản xuất nhờ công nghệ in 3D đã giúp cứu sống nhiều bệnh nhân tại Italy, quốc gia hiện là tâm dịch.
Hãng sản xuất thiết bị y tế Philips của Hà Lan ngày 22/3 thông báo sẽ tăng cường sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe quan trọng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Ngoài thành quả của bộ KIT chẩn đoán virus SARS-CoV-2 (do Học viện Quân y và CTCP Công nghệ Việt Á thực hiện) được nhiều nước trên thế giới đặt mua, các nhà khoa học trong nước còn đóng góp nhiều công trình nghiên cứu nổi bật giúp Việt Nam chủ động trong đối phó với dịch bệnh COVID-19.
Các nhà học giả Nga cho biết nước này sẽ phóng một phương tiện không gian lên Mặt Trăng vào tháng 10/2021 – lần đầu tiên kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Tính đến ngày 22/3, sau hơn một tuần ra mắt, ứng dụng công nghệ y tế mang tên "COVID-19" đang được Bộ Y tế vận hành hiệu quả, thu hút nhiều người tải và sử dụng trên điện thoại di động.
Một công ty khởi nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã nghĩ ra giải pháp thông minh để hạn chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Siêu máy tính Summit tích hợp trí tuệ nhân tạo của tập đoàn IBM đã được triển khai trong chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVOD-19).
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Y tế Nga ngày 19/3 cho biết các nhà khoa học nước này đã giải mã thành công đầy đủ bộ gene của virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trồng lúa trên biển nghe có vẻ vô lý song trên thực tế, nông nghiệp đại dương đang dần trở thành hình thức sản xuất lương thực, thực phẩm đầy tiềm năng.
Thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời biến nước biển thành nước ngọt có thể là một giải pháp đầy hứa hẹn cho bài toán khủng hoảng nước toàn cầu.
"Tâm An" là tên gọi một robot do Thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh, Trưởng đơn vị Quản lý dịch vụ buồng bệnh (Bệnh viện Trung ương Huế) tâm huyết chế tạo nên trong thời gian cấp bách với mong muốn đem lại sự bình an cho những người bệnh từ tâm thiện của bản thân. Robot có sứ mệnh giảm áp lực công việc cũng như đảm bảo sức khỏe cho những nhân y tế trong mùa dịch COVID-19 đang bùng phát.
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm việc với Bộ Y tế về triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (dịch COVID-19), Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện nghiên cứu chế tạo thành công bộ sinh phẩm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Theo truyền thông Đức, hiện Mỹ đang tìm cách lôi kéo công ty dược phẩm CureVac của Đức để sản xuất vaccine chế ngự virus Corona. Tuy nhiên, công ty có trụ sở ở Tübingen của Đức tối 15/3 đã tuyên bố công ty không có bất cứ hợp đồng độc quyền nào.
Giới chuyên môn y tế Nhật Bản mới đây cho biết phương pháp điều trị hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO) áp dụng cho các bệnh nhân mắc COVID-19 đang cho những kết quả sơ bộ đáng khích lệ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy băng tại Greenland và Nam Cực đang tan nhanh gấp 6 lần so với những năm 1990. Nếu tình trạng này tiếp diễn, dự đoán mực nước biển sẽ tăng thêm 17 cm vào năm 2100.
Một nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã phát triển ứng dụng "Easydoc" giúp rút ngắn thời gian chẩn đoán các ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm.
Các nhà khoa học của Đại học Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng tốc độ lan truyền của SARS-CoV-2 phụ thuộc vào mùa và nhiệt độ.