Những giải Nobel lùm xùm dư luận

Không ít những lần giải Nobel gây tranh cãi trong dư luận khi tôn vinh nhiều tối kiến hủy diệt loài người.


Cắt bỏ thùy não là một trong những liệu pháp tâm lý tồi tệ nhất mọi thời đại. Tuy nhiên nghiên cứu này lại được nhận giải Nobel Y học.

Khi nhắc đến giải Nobel, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến những nghiên cứu phát minh mang tính chấn động, có ý nghĩa to lớn với toàn nhân loại. Nhưng trong 120 năm tồn tại, đã không ít những lần giải Nobel gây tranh cãi trong dư luận khi tôn vinh nhiều tối kiến hủy diệt loài người, trong đó có chế tạo vũ khí hóa học, thuốc trừ sâu DTT và phẫu thuật cắt bỏ thùy não. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều lùm xùm xung quanh giải thưởng khoa học danh giá này sau mỗi lần công bố người chiến thắng do ý kiến trái chiều về thành tựu khoa học, đặc biệt là giải Nobel Hòa bình.


Giải Nobel Hòa bình 2013 trao cho Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học được coi là cách đền bù vì Ủy ban Nobel đã vinh danh nhà hóa học người Đức Fritz Haber với sáng chế hợp chất từ ammonia vào năm 1918.


Ông Haber được nhận giải vì nghiên cứu tổng hợp khí độc ammonia - một công trình quan trọng góp phần phát triển thuốc trừ sâu được sử dụng trong việc sản xuất thực phẩm sau này. Nhà khoa học này cũng được mệnh danh là cha đẻ của chiến tranh hóa học, cũng như đã chế tạo ra khí gas độc hại sử dụng trong Thế chiến thứ I.

“Sau thất bại của quân đội Đức, ông ta không hề mong đợi được nhận giải. Điều mà ông lo lắng hơn cả là việc phải ra tòa chịu án”, nhà hóa học người Thụy Điển Inger Ingmanson – người viết cuốn sách về cuộc đời của Haber – cho biết. Hiện giải Nobel dành cho Haber vẫn được coi là một trong những giải gây tranh cãi và bức xúc trong dư luận.


Trùng hợp ngẫu nhiên


Vào tháng 11/1945, chỉ sau 3 tháng xảy ra vụ thả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, nhà hóa học người Đức Otto Hahn lại được vinh danh vì phát hiện ra… phản ứng hạt nhân vào năm 1938. Tuy nhiên ông Hahn chưa bao giờ dùng phát hiện của mình để chế tạo các loại vũ khí giết người dùng trong chiến tranh.


Sự lựa chọn của Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển gần như là một quyết định gây hoang mang lúc bấy giờ khi tuyên bố trao giải cho phát hiện tiền đề chế tạo vũ khí hủy diệt vừa mới thảm sát một lúc 2 thành phố. Theo lời giải thích trong hồ sơ lưu trữ, Viện này muốn vinh danh nhà khoa học Hahn từ năm 1940 nhưng chờ đến năm 1944, ông này mới được các đồng nghiệp công nhận như một ứng viên và trở thành người thắng giải Nobel Hóa học. Năm 1945, khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, ông Hahn mới được tận tay nhận huy chương Nobel. Theo như một bài viết xuất hiện trên tạp chí khoa học Nature (1995), vào thời điểm đó, ông Hahn là nhà khoa học duy nhất có công trình xứng đáng được nhận giải.


Nghiên cứu Nobel bị bài xích


Một trong những giải Nobel điên rồ nhất thuộc về nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa thần kinh người Bồ Đào Nha Egas Moniz với công trình “phát hiện hiệu quả điều trị bệnh tâm lý bằng cách cắt bỏ thùy não” vào năm 1949.


Cho đến nay, quá trình phẫu thuật não đó chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Trên website của Tổ chức Nobel thậm chí còn nhấn mạnh phương pháp cắt bỏ thùy não là một trong những liệu pháp tâm lý tồi tệ nhất mọi thời đại. Bệnh nhân bị bệnh tâm thần quả thật sau khi cắt bỏ thùy não sẽ trầm tính, bớt hoảng loạn hơn  nhưng hậu quả của nó để lại là bản thân con người mất hết bản ngã, trở nên vô cảm.


Trước đó một năm, giải Nobel Y học được trao cho nhà khoa học người Thụy Sỹ Paul Mueller vì sáng chế thuốc trừ sâu DDT có thể diệt hại các con côn trùng lây bệnh sốt rét. Về sau, loại thuốc này đã bị cấm trên toàn thế giới vì nó đe dọa tính mạng con người và hủy hoại môi trường.

 

Hồng Hạnh (theo AFP)
Nobel Vật Lý 2015 vinh danh khoa học gia Nhật Bản và Canada
Nobel Vật Lý 2015 vinh danh khoa học gia Nhật Bản và Canada

Chiều 6/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý 2015 thuộc về nhà khoa học Nhật Bản Takaaki Kajita và nhà khoa học người Canada Arthur B. McDonald.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN