Nhà quan sát quân sự Andrei Stanavov làm việc tại hãng tin RIA Novosti đã tổng hợp lại những trường hợp như vậy.
Bắn hạVào ngày 29/7/1953, một cặp chiến đấu cơ MiG-17 của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đã xuất kích sau cảnh báo về máy bay chưa xác định xâm phạm không phận nước này trên khu vực Vịnh Ussuri. Các phi công MiG-17 sau đó nhận ra máy bay ném bom cỡ lớn Boeing B-29 Superfortress của Mỹ ở vị trí cách mặt nước biển 10km đang hướng tới Đảo Askold, gần căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương.
Chiến đấu cơ MiG-17. Ảnh: Sputnik |
Máy bay ném bom của Mỹ không liên lạc với hai chiếc MiG-17 mà thậm chí còn khai hỏa. Chiếc MiG-17 do phi công Alexander Rybakov điều khiển đã “bị thương” sau cuộc tấn công tuy nhiên vẫn duy trì tình trạng trên không.
Nhận ra vụ việc đã không còn chỗ cho đối thoại, hai chiếc MiG-17 cũng khai hỏa đáp trả. Trong vài phút, chiếc Boeing RB-50G Superfortress vỡ ra nhiều mảnh và rơi xuống biển. Trong 18 thành viên phi hành đoàn trên Boeing RB-50G Superfortress, chỉ có 1 người sống sót.
Hai năm sau đó, vào tháng 4/1955, một cuộc đối đầu khác diễn ra tại Vùng Viễn Đông, gần Kamchatka. Lần này máy bay do thám RB-47E Stratojet của Mỹ bị phá hủy khi giao tranh với hai chiếc MiG-15 thuộc Liên Xô. Cả 3 thành viên phi hành đoàn trên chiếc RB-47E Stratojet đều tử mạng.
Câu chuyện phi công PowersNgày 1/5/1960, phi công Francis Gary Powers điều khiển chiếc U-2 của Mỹ bị tên lửa của Liên Xô bắn hạ. Khi đó chiếc U-2 đang ở độ cao 21km so với mực nước biển và đi sâu vào không phận Liên Xô 2.000 km.
Máy bay do thám U-2 của Mỹ. |
Theo đó, vào 9 giờ sáng cùng ngày, tên lửa S-75 Dvina đầu tiên “ra trận”, xé toạc đuôi của chiếc U-2. Powers khi đó bình tĩnh đợi chiếc U-2 rơi xuống độ cao phù hợp rồi nhảy dù.
Điểm trừ trong vụ việc là chiếc MiG-19 do phi công Sergei Safronov điều khiển đã trúng tên lửa do chính Liên Xô bắn nhằm vào mục tiêu là chiếc U-2. MiG-19 của Liên Xô khi đó xuất đích để chặn máy bay U-2 nhưng lại gặp nạn do tên lửa của lực lượng mình. Phi công Sergei Safronov đã tử nạn trong vụ việc này.
Phi công Powers tại phiên tòa xét xử ở Liên Xô. Ảnh: AP |
Ban đầu, Mỹ hoàn toàn chối bỏ cáo buộc xâm phạm không phận Liên Xô. Tuy nhiên sau khi Moskva công bố các mảnh vỡ máy bay U-2 với dòng chữ 'Made in the USA' thì Tổng thống Mỹ thứ 34 Dwight D. Eisenhower buộc phải thừa nhận hành động của nước này.
Vụ việc liên quan tới chiếc U-2 đã gây ra hậu quả không hề nhỏ. Hội nghị Đông-Tây được lên lịch tổ chức vào giữa tháng 5 khi đó tại Paris (Pháp) bị hủy bỏ. Ngoài ra, Tổng thống Eisenhower huỷ lịch trình đến thăm Moskva.
Tòa án Tối cao Liên Xô kết án Powers 10 năm tù vì tội gián điệp. Đến tháng 2/2016, phi công Powers được trả về phía Mỹ để trao đổi cho điệp viên Liên Xô Rudolf Abel.
Vụ việc ở biên giới
Chỉ 2 tháng sau vụ việc của chiếc U-2, vào ngày 1/7/1960, chiếc Boeing B-47H Stratojet của Mỹ đã xâm phạm biên giới Na Uy- Liên Xô. Chiến đấu cơ MiG-19 của Liên Xô đã ra mặt đánh chặn và phá hủy máy bay Mỹ. Trong 6 thành viên phi hành đoàn chiếc Boeing B-47H Stratojet, chỉ có 2 người sống sót, sau đó họ bị bắt giữ làm tù nhân. Đến tháng 1/1961, hai người này được Liên Xô thả.