Chiến tranh và đường sắt - Kỳ 2: Những cuộc chiến đường sắt nổi bật trong lịch sử

Từ cuộc chiến tranh Crimean ở châu Âu và cuộc nội chiến Mỹ, đến những cuộc đại chiến thế giới sau này, đường sắt đã chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình khi đem lại lợi thế cho quân đội trong cung ứng, hậu cần, tiếp tế và chuyển quân ra tiền tuyến.

 

Mai phục tấn công đường sắt trong cuộc chiến Boer.

Phá hủy đường sắt trở thành một trong những chiến thuật quân sự. Hệ thống đường sắt được tổ chức tốt hơn và có sức chịu đựng tốt hơn đảm bảo cho chiến thắng và thông qua việc cô lập đối thủ từ bất kỳ hỗ trợ cứu viện nào bằng đường sắt sẽ làm đối thủ kiệt quệ và đầu hàng.

 

Chiến tranh Crimean


Chiến tranh Crimean (từ tháng 10/1853-2/1856) có thể được coi là lần đầu tiên một hệ thống đường sắt được xây dựng hoàn toàn cho mục đích quân sự. Chỉ dài 7 dặm (11 km), tuyến đường sắt Grand Central Crimean là một đường ray thô với một phần sử dụng ngựa kéo, một đoạn sử dụng đầu máy xe lửa ở những vùng đồng bằng. Tuy nhiên, hệ thống này đã chứng minh tầm quan trọng trong việc cung cấp, tiếp tế cho quân đội bên ngoài Sebastopol, giúp quân đội nắm giữ được thị trấn vào năm 1855 sau một cuộc vây ráp kéo dài cả năm.


Chiến tranh Boer


Cuộc chiến tranh Boer (diễn ra trong hai giai đoạn 1880 - 1881 và 1899 - 1902 giữa người Anh và người Boer gốc Hà Lan) chứng kiến lần đầu tiên nhân loại sử dụng triệt để các xe lửa bằng thép trong chiến trường. Người Anh đã thấy được sự hữu ích trong việc tuần tra bảo vệ các tuyến đường sắt quan trọng, vốn là mục tiêu chiến đấu của tất cả các trận đánh lớn. Tuy nhiên, các đoàn tàu bằng thép cũng cho thấy tính dễ bị tấn công khi Thủ tướng Winston Churchill, với tư cách nhà báo trên một chuyến tàu tuần tra, đã bị bắt trong một cuộc phục kích. Cuối cùng, ông đã trốn thoát và lên lại được chuyến tàu của Anh bằng cách nhảy trên một tàu chở hàng.

 

Nội chiến Mỹ


Đường sắt đã được huy động ngay từ trận đấu đầu tiên của cuộc nội chiến cho đến trận đánh gần như cuối cùng. Việc ra quân bằng đường sắt đã chứng minh yếu tố quyết định ngay trong trận đánh lớn đầu tiên: Trận Bull Run ở Virginia, cách Oasinhtơn 20 km. Người miền Bắc đã đánh bại lực lượng miền Nam, buộc họ phải chạy trốn cho đến khi quân tiếp viện miền Nam được đưa đến bằng xe lửa trên tuyến đường sắt Manassas Gap. Và lực lượng quân này đủ mạnh để giúp lực lượng miền Nam phản công và giành chiến thắng cuối cùng.

 

Nguời Boer tấn công tàu của Anh tại Transvaal, tháng 10 năm 1899.

Trong suốt cuộc chiến, việc di chuyển quân đội với số lượng lớn và trên quãng đường dài được thực hiện bởi đường sắt, với lần chuyển quân lớn nhất là hành trình dài 1.200 dặm cho khoảng 20.000 binh sĩ, hành quân từ Đông sang Tây, dọc theo biên giới phân chia giữa hai lực lượng quân đội đối đầu vào mùa thu năm 1863. Các đội quân đã được gửi từ bờ biển phía đông để tiếp viện cho quân đội miền Bắc bị bao vây tại Chattanooga, Tennessee, một trung tâm đường sắt quan trọng, và là điểm quan trọng trong việc ngăn chặn quân miền Nam chiếm được bang này sau thất bại trước đó của quân miền Bắc.


Không phải quân đội là đối tượng duy nhất được vận chuyển bằng đường sắt, tất cả các nguồn cung cấp lương thực và đạn dược cần thiết để duy trì quân đội cũng phải nhờ vào loại hình vận tải này. Thật vậy, ở các vùng mà hiện nay là Nhà hát miền Tây ở bang Mississippi, các trận đánh đã không thể thực hiện nếu không có đường sắt vì khu vực này phần lớn là đất hoang và quân đội sẽ không thể sống sót để hành quân qua vùng đất đó.


Hệ thống đường sắt được tổ chức tốt hơn và bền hơn của quân miền Bắc đã giúp họ đảm bảo chiến thắng. Với việc ngăn chặn nguồn tiếp vận bằng đường sắt của quân miền Nam đối với Atlanta, Tướng Sherman đã có thể phát động trận đánh cuối cùng dẫn đến thất bại hoàn toàn của quân miền Nam. Ngoài ra, ông ta còn sử dụng đường sắt để cung cấp cho quân đội của mình trong cuộc tấn công Atlanta, sau đó phá hủy chúng khi tiến về phía đông nhằm ngăn chặn kẻ thù sử dụng đường sắt đuổi theo mình.


Nếu nhìn vào chiến thuật của Tướng Sherman, có thể thấy cuộc nội chiến Mỹ đã đi đầu một chiến thuật mới: Phá hủy đường sắt. Ở đây, quân miền bắc đã chứng minh thế thượng phong, bằng cách sử dụng kỹ thuật công phu hơn, chẳng hạn như việc đưa vào một cái móc kéo phía sau đoàn tàu để xé bỏ các thanh tà vẹt. Quân miền Bắc cũng được tổ chức tốt hơn và kiểm soát sớm các tuyến đường sắt trong cuộc xung đột; trong khi chính phủ phiến quân miền Nam không bao giờ khai thác hết hệ thống đường sắt thuộc sở hữu tư nhân. Điều này đã chứng tỏ sự vô cùng quan trọng của đường sắt, và nó đã được tiếp thu trong các cuộc chiến tranh sau này. Chẳng hạn ở nước Anh, chính phủ đã chiếm các tuyến đường sắt ngay thời điểm đầu ở cả hai cuộc chiến tranh thế giới bởi do tính rất quan trọng của chúng trong vận chuyển thời chiến.

 

Chiến tranh Pháp - Phổ


Mặc dù cuộc nội chiến Mỹ đã chứng tỏ đường sắt là một công cụ chiến tranh quan trọng, ở phía bên kia Đại Tây Dương, phải mất nhiều thời gian để người châu Âu học theo. Trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ những năm 1870/1871, người Pháp có hệ thống đường sắt tốt hơn nhưng lại vụng về trong quá trình huy động ban đầu và bị mất thế chủ động. Các binh lính uống say mèm vì các chuyến tàu bị hoãn và sĩ quan cô lập với binh lính, dẫn đến kỷ luật kém. Quân Phổ, mặt khác, đã chuẩn bị tốt cho trận đánh với việc khai thác đường sắt. Tuy nhiên, họ vận hành hệ thống đường sắt vô cùng kém khi ở trong lãnh thổ đối phương. Chẳng hạn, quân Phổ mắc sai lầm cơ bản, đầu máy xe lửa của họ quá cao và không đi qua được các gầm cầu ở Pháp. Các lực lượng du kích Pháp, sớm nhận ra rằng việc làm nổ tung các cây cầu và một phần của đường sắt là cách tốt nhất để quấy rối đối phương và làm chậm tốc độ tiến quân. Quân Phổ phải đến các vùng nông thôn để tìm thức ăn cho gia súc. Mặc dù quân Phổ cuối cùng đã chiến thắng, nhưng lẽ ra họ có thể kết thúc sớm hơn nếu biết tận dụng tốt hệ thống đường sắt.


Minh Châu


Đón đọc kỳ cuối: Sự lụi tàn của Chiến tranh đường sắt

Chiến tranh và đường sắt - Kỳ cuối: Sự lụi tàn của Chiến tranh đường sắt
Chiến tranh và đường sắt - Kỳ cuối: Sự lụi tàn của Chiến tranh đường sắt

Sự phát triển của đường sắt đã thay đổi mạnh mẽ khả năng của các quốc gia trong chiến tranh. Từ Thế chiến thứ I, khi mà việc chuẩn bị của quân Đức hoàn toàn dựa vào đường sắt trong việc huy động quân đội và chuyển quân ra tiền tuyến, đến Thế chiến thứ II...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN