Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ 6: Johnson không chọn hướng đi của người tiền nhiệm

Gordon Chase đã không nhầm bởi vì Johnson ngay lập tức đã bày tỏ quan điểm không sẵn sàng tiếp tục các động thái sơ khai đã diễn ra dưới thời Kennedy hướng tới việc khai thác khả năng có được một hiệp ước tạm thời với Cuba. Trong thời gian đó, số ít người được biết về sáng kiến ngoại giao tiếp cận Cuba đã báo cáo mọi chi tiết với Tổng thống Johnson.

Trong chuyến công du tới New York tháng 12/1964, Che Guevara còn chuyển cho phía Mỹ một thỏa thuận tạm thời của chính phủ Cuba.


Ngày 17/12/1963, Tổng thống tới thăm Cơ quan đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc và nói với Attwood rằng ông đã đọc rất chăm chú bản báo cáo về Cuba do Attwood soạn thảo trong đó tổng hợp lại mọi diễn biến và các cuộc đàm phán vào mùa thu giữa Mỹ và Cuba. Tuy nhiên, dường như mọi việc lại cho thấy ý đồ của Johnson muốn chứng tỏ cho mọi người thấy ông là người chống cộng quyết liệt nhằm mục tiêu tranh cử vào năm 1964 trước ứng cử viên Đảng Cộng hòa Richard Nixon. Và Johnson đã chấm dứt mọi bước tiến của sáng kiến tiếp cận Cuba về ngoại giao.

Ở phía bên kia, Fidel Castro vẫn tỏ ra sẵn sàng tiếp tục cuộc đối thoại. Ngày 12/2/1964, nhà lãnh đạo Cuba đã gửi qua nữ nhà báo Lisa Howard một thông điệp miệng tới Tổng thống mới của Mỹ, trong đó nói rằng: “Tôi chờ đợi một cách nghiêm túc việc Cuba và Mỹ có thể ngồi lại vào thời điểm thích hợp trong một bầu không khí thiện chí và tôn trọng lẫn nhau để thương thảo về những bất đồng giữa hai bên. Tôi nghĩ rằng không có bất cứ vấn đề tranh cãi nào giữa chúng ta mà lại không thể thảo luận và giải quyết trong bầu không khí hiểu biết lẫn nhau. Tất nhiên trước hết cần phải phân tích những bất đồng đó. Giờ đây tôi cho rằng sự thù địch giữa Cuba và Mỹ là điều vừa trái tự nhiên vừa không cần thiết, và nó có thể được loại bỏ”. Tuy nhiên, Fidel cũng nhấn mạnh: “Hãy nói với Tổng thống không nên hiểu thái độ hòa giải cũng như nguyện vọng thương thuyết của tôi như một dấu hiệu của thế yếu. Một cách hiểu như vậy có thể sẽ là một sai lầm nghiêm trọng trong tính toán”.

Trong chuyến công du tới New York tháng 12/1964, Che Guevara còn chuyển cho phía Mỹ một thỏa thuận tạm thời của chính phủ Cuba.


Trong suốt cả năm 1964, Fidel Castro đã gửi các tín hiệu gián tiếp tới Tổng thống Johnson, thể hiện ý muốn thương lượng để giải quyết các vấn đề cản trở mối quan hệ bình thường giữa Mỹ và Cuba. Nữ nhà báo Howard tiếp tục là kênh liên lạc không chính thức chuyển tải các thông điệp của Fidel. Tháng 6/1964, bà Howard đến Liên hợp quốc để liên lạc trực tiếp với Đại sứ Mỹ Adlai Stevenson để thiết lập cái mà Chase gọi là “đường liên hệ Castro-Lisa Howard-Stevenson-Tổng thống Mỹ”. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo New York Times vào tháng 7/1964, nhà lãnh đạo Cuba đưa ra đề nghị thương lượng rộng rãi về các vấn đề đang chia rẽ Cuba và Mỹ. Fidel Castro nêu rõ rằng việc bình thường hóa quan hệ sẽ cho phép hai bên thảo luận ngay cả các hình thức bồi thường đối với các công ty của Mỹ về những tài sản bị Cuba quốc hữu hóa trong những năm đầu sau ngày cách mạng thành công.

Sau đó, trong một chuyến thăm tới Liên hợp quốc vào tháng 12 năm đó, Che Guevara đã đưa ra cho phía Mỹ một thỏa thuận tạm thời thông qua thượng nghị sĩ Eugene McCarthy, người đã được bà Howard mời tới nhà và gặp gỡ với Bộ trưởng Công nghiệp Cuba. Mặc dù phía Cuba mong muốn xích lại gần với Mỹ, nhưng chính quyền Johnson lại đòi hỏi phải có được những tín hiệu muốn giảm căng thẳng một cách rõ ràng hơn từ Cuba, và Mỹ vẫn tiếp tục chính sách hiếu chiến đối với nước này, bằng cách cô lập về ngoại giao, cấm vận kinh tế, tiến hành các hoạt động bí mật và các kế hoạch của CIA với mục tiêu ám sát các nhà lãnh đạo cách mạng. Sự thật là, ngoài một số lý do khác thì có một lý do cơ bản là Johnson rất lo sợ bị coi là một người muốn hòa giải với Cuba trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 1964. Vì vậy, các cuộc tiếp xúc Mỹ- Cuba đã được khởi động từ thời chính quyền Kennedy dường như đã đến hồi chấm dứt.

Hoài Nam (Theo Rebelion)

Đón đọc kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ 6: Johnson không chọn hướng đi của người tiền nhiệm
Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ 6: Johnson không chọn hướng đi của người tiền nhiệm

Gordon Chase đã không nhầm bởi vì Johnson ngay lập tức đã bày tỏ quan điểm không sẵn sàng tiếp tục các động thái sơ khai đã diễn ra dưới thời Kennedy hướng tới việc khai thác khả năng có được một hiệp ước tạm thời với Cuba.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN